I. DI TRUYỀN HỌC
- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ
tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều
chi tiết.
Ví dụ: một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt
đen. Sinh được 3 người con: người con cả tóc xoăn, mắt đen, người con thứ 2 tóc
thẳng, mắt đen, người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu → Cả 3 người con đều được di
truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: di truyền và biến dị là hai hiện tượng
song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật
của hiện tượng di truyền và biến dị
- Nội dung:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.
+ Các quy luật di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.
- Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học
hiện đại.
II. MENĐEN - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC
Gregor Johann Mendel (20/7/1822 – 06/01/1884) là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine, ông được coi là "cha đẻ của di truyền hiện đại" vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel.
Hiện nay, nội dung các định luật của ông rất đơn giản nhưng rất cơ bản, được công bố vào năm 1865 và xuất bản vào năm 1866; tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của ông.
Đến tận năm 1900 (đầu thế kỷ 20) các nhà khoa học mới phát hiện lại bài báo "Thí nghiệm lai giống thực vật" của Mendel và các phát hiện của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời; đồng thời năm 1900 được xem là năm ra đời của Di truyền học, còn Mendel là cha đẻ của ngành này.
- Phương pháp nghiên cứu của MenĐen: là phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn
nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều
tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.
- Nội dung:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng
thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).
+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con
cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút
ra được quy luật di truyền.
- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông
đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.
III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN
HỌC
1. Một số thuật ngữ:
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ
thể.
Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt
vàng, chịu hạn tốt.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược
nhau của cùng loại tính trạng.
Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật.
Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt
đậu.
- Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng
nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng
ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang
được nghiên cứu.
2. Một số kí hiệu
- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.
- x: là phép lai.
- G (gamete): giao tử;
+ ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực);
+ ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).
- F (filia): thế hệ con.
+ F1: thế hệ thứ nhất;
+ F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1
do tự thụ phấn hoặc giao phối.
Câu hỏi trang 5: Hãy liên hệ với bản thân và xác
định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (ví dụ: hình dạng tai, mắt,
mũi, tóc, màu mắt, da,…)
Trả lời:
- Màu da: da vàng giống bố mẹ.
- Màu mắt: mắt đen giống mẹ khác bố mắt nâu.
- Hình dạng tóc: tóc xoăn giống bố khác mẹ tóc thẳng.
Câu hỏi trang 6: Quan sát hình 1.2 và nêu nhận
xét về đặc điểm của từng cặp tình trạng đem lai.
Trả lời:
Câu 1 (trang 7 SGK Sinh học 9): Trình
bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
Lời giải:
- Đối tượng của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính
quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Nội dung của di truyền học nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ
chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Ý nghĩa của di truyền học: di truyền học đã trở thành cơ sở
lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm
quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.
Câu 2 (trang 7 SGK Sinh học 9): Nội
dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm
nào?
Lời giải:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).
- Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.
Câu 3 (trang 7 SGK Sinh học 9): Hãy
lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm "cặp tính trạng
tương phản".
Lời giải:
+ Người cao - Người thấp.
+ Da trắng – Da đen.
+ Tóc thẳng – Tóc xoăn.
+ Mắt đen - Mắt nâu…
Câu 4 (trang 7 SGK Sinh học 9): Tại
sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Lời giải:
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Vì vậy Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lại để dễ quan sát, theo dõi các hiểu hiện của từng cặp tính trạng.