TÓM TẮT LÝ THUYẾT
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 56 SGK KHTN 7
Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?
Lời giải
Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ ngoài do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:
+ Người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định giao thông, đi không đúng làn đường, lạng lách, đánh võng
+ Người tham gia giao thông chở hàng quá mức cho phép,...
I. Yêu cầu
Trả lời câu hỏi trang 56 SGK KHTN 7
* Hoạt động: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, video để trình bày và thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Lời giải
- Hình ảnh liên quan đến quy định về tốc độ giới hạn của các phương tiện giao thông:
- Hình ảnh liên quan đến quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau:
- Hình ảnh liên quan đến tình hình vi phạm về tốc độ gây ra tai nạn giao thông:
III. Thảo luận
Trả lời câu hỏi trang 59 SGK KHTN 7
Câu 1: Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và phân tích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (xem hình 11.1)
Lời giải
Phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.
- Tốc độ tối đa của các phương tiện tham gia giao thông từ nhỏ đến lớn là:
+ Xe máy, ô tô có tốc độ tối đa là 50 km/h
+ Xe mô tô phân khối lớn, xe chuyên dụng, xe buýt có tốc độ tối đa là 60 km/h
+ Xe tải lớn hơn hoặc bằng 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi lớn hơn hoặc bằng 30 người có tốc độ tối đa là 70 km/h
+ Xe tải nhỏ hơn 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi nhỏ hơn 30 người có tốc độ tối đa là 80 km/h
- Tùy vào khối lượng của từng xe mà tốc độ của các loại xe khác nhau, ngày nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều trên đường bộ, để giảm thiểu tai nạn giao thông nên nhà nước đã ban hành giới hạn tốc độ của từng loại xe.
Câu 2: Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2
Lời giải
- Sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2:
+ Khi trời không mưa vận tốc tối đa là 120 km/h
+ Khi trờ mưa tốc độ tối đa là 100 kmm/h
- Giải thích:
+ Khi mưa, sức bám của bánh xe và mặt đường giảm, nếu trường hợp cần phanh gấp thì quãng đường phanh sẽ dài hơn so với điều kiện đường khô ráo.
+ Khi xe chạy lúc trời mưa, trên mặt đường có màng nước dày do nước đọng trên mặt đường hoặc mưa to chưa thoát kịp, sẽ gây ra hiện tượng trượt nước.
=> Để đảm bảo an toàn thì tốc độ tối đa sẽ giảm xuống
Câu 3: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Lời giải
Người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.
Khi đi với tốc độ càng lớn, thì thời gian phanh để dừng xe hay tránh va chạm sẽ nhanh hơn nên sẽ khó kiểm soát được xe.
Câu 4: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.
Lời giải
- Tác dụng của các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc:
+ Biển báo khoảng cách an toàn giữa các xe: có tác dụng thông báo cho người lái xe biết khoảng cách an toàn giữa hai xe để phòng trường hợp phanh gấp va chạm vào nhau.
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? (ảnh 14)
+ Biển báo căn cự ly: dùng để ước lượng cự ly an toàn theo chỉ dẫn ở biển báo đầu tiên.
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? (ảnh 14)
- Đổi 68 km/h ≈ 18,89 m/s
Khi xe chạy với tốc độ 68 km/h thì khoảng cách an toàn là:
D = 18,89 . 3 = 56,67 m
Câu 5: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:
- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.
- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.
Lời giải
Hằng năm, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, nguyên nhân dẫn đến tai nạn chủ yếu xuất phát từ các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông như đi không đúng làn đường, phần đường quy định, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không đúng quy định,...Tất cả các nguyên nhân này đều xuất phát từ ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông và có ít sự hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. Vì vậy hai yếu tố trên có tầm ảnh hưởng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt hai yếu tố trên thì sẽ đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia.
BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
SÁCH BÀI TẬP
Câu 1: Ô tô chạy trên đường cao tốc có biển báo tốc độ như trong Hình 11.2 với tốc độ v nào sau đây là an toàn?
A. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 120 km/h.
B. Khi trời nắng: 100 km/h < v < 120 km/h.
C. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 110 km/h.
D. Khi trời nắng: v > 120 km/h.
Câu 2: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:
A. Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.
B. Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm
A. Camera và máy tính.
B. Thước và máy tính.
C. Đồng hồ và máy tính.
D. Camera và đồng hồ.
Câu 4: Một xe đạp đi với vận tốc 10 km/h. Con số đó cho ta biết:
A. Thời gian đi của xe đạp
B. Quãng đường đi của xe đạp
C. Xe đạp đi 1 giờ được 10 km.
D. Mỗi giờ xe đạp đi được 1000 m
Câu 5: Khoảng cách nào sau đây là khoảng cách an toàn theo Bảng 11.1 đối với xe ô tô chạy với tốc độ 25 m/s?
A. 35m.
B. 55m.
C. 70m.
D. 100m.
Câu 6: Một chiếc ô tô được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,2 s. Nếu tốc độ giới hạn là 22 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tốc độ của ô tô là 20 m/s và ô tô không vượt tốc độ.
B. Tốc độ của ô tô là 25 m/s và ô tô có vượt tốc độ.
C. Tốc độ của ô tô là 28 m/s và ô tô có vượt tốc độ.
D. Tốc độ của ô tô là 18 m/s và ô tô không vượt tốc độ.
Câu 7: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Một chiếc ô tô và một chiếc xe máy được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m thời gian ô tô chạy giữa hai vạch mốc là 0,2 s và thời gian xe máy chạy giữa hai vạch mốc là 0,3 s. Nếu tốc độ giới hạn là 24 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Ô tô và xe máy đều vượt quá tốc độ cho phép.
B. Ô tô và xe máy đều không vượt quá tốc độ cho phép.
C. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép, xe máy không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép, xe máy vượt quá tốc độ cho phép.
Câu 9: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ?
A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn
B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện
C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Khi một người lái xe nhanh sẽ không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Có ít thời gian xử lí để tránh va chạm.
B. Khoảng cách tối thiểu để dừng xe càng lớn.
C. Vụ va chạm để lại hậu quả nặng nề.
D. Gây ô nhiễm môi trường càng lớn.
Câu 11: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là
A. 20 m/s.
B. 0,05 m/s.
C. 20 km/h.
D. 0,05 km/h.
Câu 12: Trên đoạn đường có biển báo này, phương tiện tham gia giao thông được đi với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h, tối thiểu là bao nhiêu km/h
A. Tối đa là 100 km/h, tối thiểu là 60 km/h.
B. Tối đa là 60 km/h, tối thiểu là 60 km/h
C. Tối đa là 100 km/h, tối thiểu là 100 km/h
D. Tối đa là 60 km/h, tối thiểu là 100 km/h
Câu 13: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?
A. Nhỏ hơn 0,64 s.
B. Lớn hơn 0,64 s.
C. Lớn hơn 0,7 s.
D. Nhỏ hơn 0,7 s.
Câu 14: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Tốc độ của ô tô là bao nhiêu?
A. 64,3 (km/h).
B. 60,3 (km/h)
C. 34,3 (km/h)
D. 30,3 (km/h)
Câu 15: Thiết bị bắn tốc độ dùng để
A. Đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông.
B. Kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông.
C. Đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông.
D. Kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ.
Câu 16: Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.
A. 56,67m.
B. 68m
C. 46,67m
D. 32m
Câu 17: Tại sao khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình?
A. Để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước.
B. Để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại.
C. Để tránh khói bụi của xe phía trước.
D. Để giảm thiểu tắc đường.