Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Tế bào là gì?

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

II. Hình dạng và kích thước của tế bào

- Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.

III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

+ Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.

+ Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết mọi hoạt động của tế bào.

- Tuy nhiên, tế bào thực vật và tế bào động vật cũng co điểm khác nhau. DIều này thế hiện ở việc tế bào thực vật có lục lạp – bào quan có khả năng quang hợp.

IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng

- Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng.

- Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.

- Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào của cơ thể và thay thế các tế bào bị thương hay chết.

- Từ một tế bào ban đầu sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Công thức tính số tế bào (N) sau n lần phân chia: N = 2n

VI. Thực hành quan sát tế bào

Chuẩn bị

- Dụng cụ: kính lúp, kính hiển vi quang học và các dụng cụ dưới đây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Mẫu vật: trứng cá, củ hành tây.

Tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Quan sát tế bào vảy hành

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Báo cáo

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Câu 2: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?

A. Tế bào trứng cá                    B. Tế bào vảy hành

C. Tế bào mô giậu                    D. Tế bào vi khuẩn

Câu 3: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 4: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?

A. Màng nhân                  B. Vùng nhân

C. Chất tế bào                 D. Hệ thống nội màng

Câu 5: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

A. Ti thể               B. Thể Golgi                   C. Ribosome                  D. Lục lạp

Câu 1: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Xe ô tô.

B. Cây cầu.

C. Ngôi nhà.

D. Cây bạch đàn.

Câu 2: Đặc điểm của tế bào nhân thực là

A. có thành tế bào.

B. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

C. có chất tế bào,

D. có lục lạp.

Câu 3: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

A. Ti thể

B. Thể Golgi

C.  Lục lạp             

D. Ribosome

Câu 4: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?

A. Màng nhân                 

B. Vùng nhân

C. Chất tế bào                

D. Hệ thống nội màng

Câu 5: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

A. Carotenoid

B. Diệp lục              

C. Phycobilin

D. Xanthopyll

Câu 6: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?

A. 8

B. 6

C. 2

D. 4

Câu 7: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 8: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào              

B. Tế bào chất

C. Thành tế bào             

D. Nhân/vùng nhân

Câu 9: Điền thông tin còn thiếu về tế bào:

 (1)... cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào,

 (2)... bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.

A. (1) Thành tế bào, (2) các thành phần

B. (1) Màng tế bào, (2) Các thành phần

C. (1) Các thành phần, (2) Màng tế bào.

D. (1) Thành tế bào, (2) màng tế bào

Câu 10: Cơ thể thực vật lớn lên chủ yếu tố nào dưới đây?

1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian.

2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia.

3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất.

A. 1, 2, 3

B. 1, 3

C. 2, 3

D. 1, 2

Câu 11: Tế bào không phải đơn vị cấu trúc của

A. cây hoa.

B. vi khuẩn.

C. con dao.

D. con kiến

Câu 12: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Thành tế bào              

B. Tế bào chất

C. Màng tế bào

D. Nhân/vùng nhân

Câu 13: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

A. 4

B. 16                     

C. 12

D. 8

Câu 14: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Câu 15: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?

A. Tế bào vảy hành

B. Tế bào trứng cá

C. Tế bào mô giậu

D. Tế bào vi khuẩn

Câu 16: Sự lớn lên của tế bào thực vật có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây? 

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Sinh sản

C. Trao đổi chất

D. Cảm ứng

Câu 17: Đơn vị cấu trúc của sự sống là

A. da.

B. cơ quan.

C. tế bào.

D. mô.

Câu 18: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 19: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?

A. Màng nhân

B. Chất tế bào

C. Vùng nhân              

D. Hệ thống nội màng

Câu 20: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 21: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật

B. Khiến cho sinh vật già đi

C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương

D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn