Bài 18: Chu kì tế bào

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Khái niệm chu kì tế bào

Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chu kì, tính từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con. 

Thời gian của chu kì tế bào chính là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.

Tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ nên chu kì tế bào dài và phức tạp hơn.


II. Các pha của chu kì tế bào

Ở tế bào nhân sơ, chu kì phân bào là quá trình trực phân.

Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: kỳ trung gian và quá trình nguyên phân.

Thời gian của một chu kì tế bào ở mỗi loại tế bào là khác nhau. 

Sách mới Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 Chân trời sáng tạo: Chu kì tế bào

Ví dụ: Tế bào phôi động vật chỉ mất 20 phút để hoàn thành 1 chu kì trong khi đó, 1 chu kì tế bào gan kéo dài tới 6 tháng.


III. Kiểm soát chu kì tế bào

Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển các giai đoạn nghiêm ngặt, đảm bảo chu kì tế bào bình thường. 

Có ba kiểm soát chính: 

+ Điểm kiểm soát G1.

+ Điểm kiểm soát G2/M.

+ Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa - kì sau.

Sách mới Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 Chân trời sáng tạo: Chu kì tế bào

Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót, chúng sẽ chặn chu kì tế bào tại điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong. Nếu sai sót không được khắc phục, điểm kiểm soát sẽ kích hoạt cơ chế tự hủy theo chương trình chết tế bào.


IV. Ung thư


1. Nguyên nhân và cơ chế

Ung thư là bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và có khả năng xâm lấn (di căn) đến các mô cận hoặc những bộ phận khác.

Sách mới Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 Chân trời sáng tạo: Chu kì tế bào


2. Thực trạng

Cần phải theo dõi - tầm soát sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh ung thư, nhất là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư cao để điều trị đạt hiệu quả cao.





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA











BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP









Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn