Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1. Tính tự động của tim

- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.

- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim

Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

2. Chu kì hoạt động của tim

- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

- Chu kì tim diễn ra : Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.

- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.

- Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

1. Cấu trúc của hệ mạch

- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

   + Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.

   + Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

   + Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

2. Huyết áp

- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg.

- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.

- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

3. Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s.

- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 – 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng 500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn khoảng 0,5mm/s.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA











BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP









Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn