Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

 I. PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT: 

- Các đặc trưng cơ bản nhất của động vật và thực vật được biểu hiện trong: cấu tạo, dinh dưỡng, cách di chuyển và phản xạ.

- Động vật và thực vật có những điểm khác nhau, được thể hiện ở bảng dưới đây:

Đặc điểmCấu tạo tế bàoThành xelulôzơLớn lên và sinh sảnChất hữu cơ đi nuôi cơ thểKhả năng di chuyểnThần kinh và giác quan
Thực vật+++Tự tổng hợp chất hữu cơ--
Động vật+-+Sử dụng chất hữu cơ có sẵn++

Động vật và thực vật có những điểm giống và khác nhau:

* Giống nhau:

- Đều có cấu tạo tế bào.

- Đều có khả năng lớn lên và sinh sản.

* Khác nhau:

- Về cấu tạo thành tế bào:

Thành tế bào thực vật có xenlulôzơ, còn tế bào động vật không có.

- Về phương thức dinh dưỡng:

+ Thực vật là những sinh vật tự dưỡng, có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.

+ Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có sẵn.

- Về khả năng di chuyển:

+ Thực vật không có khả năng di chuyển.

+ Động vật có khả năng di chuyển.

- Hệ thần kinh và giác quan:

+ Thực vật không có hệ thần kinh và giác quan.

+ Động vật có hệ thần kinh và giác quan.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT:

 Động vật có các đặc trưng cơ bản để phân biệt động vật với thực vật:

- Có khả năng di chuyển.

- Có hệ thần kinh và giác quan.

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn).

III. SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIỚI ĐỘNG VẬT:

 Giới động vật hiện nay được xếp vào hơn 20 ngành và được xếp vào 2 nhóm chủ yếu là động vật không xương sống và động vật có xương sống. Trong chương trình Sinh học 7 chúng ta tìm hiểu về 8 ngành động vật được sắp xếp như sau:

- Động vật không xương sống bao gồm:

1. Ngành Động vật nguyên sinh

2. Ngành Ruột khoang

3. Các ngành Giun: Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt

4. Ngành chân khớp

5. Ngành Động vật có xương sống: là những loài động vật có xương sống, gồm các Lớp: Lớp Cá, Lớp Lưỡng cư, Lớp Bò sát, Lớp Chim, Lớp Thú.

IV. VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT:

- Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống của con người.

- Động vật có thể có lợi hay có hại đối với con người:

STT

Các mặt lợi, hại

Tên động vật đại diện

1

Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người:

- Thực phẩm

Bò, lợn, gà...

- Lông

Vịt, cừu...

- Da

Bò, trâu...

2

Động vật dùng làm thí nghiệm cho:

- Học tập, nghiên cứu khoa học

Giun, ếch, cá...

- Thử nghiệm thuốc

Chuột bạch,...

3

Động vật hỗ trợ cho người trong:

- Lao động

Trâu, bò, chó...

- Giải trí

Cá, voi, khỉ...

- Thể thao

Ngựa, ...

- Bảo vệ an ninh

Chó,...

4

Động vật truyền bệnh sang người

Bọ, muỗi, chuột...

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn