Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật

Khi mới bị nhiễm virus, cơ thể thường không có triệu chứng rõ rệt, đặc trưng nên rất khó kiểm soát sự lây la của nó trong quần thể.

Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua mạch dẫn.

Cây bị bệnh có thể lây truyền cho cây khác qua thụ phấn, côn trùng, công cụ, hạt nhiễm virus ...

Có hai phương thức lây truyền chính là truyền ngang (giữa các cá thể) và truyền dọc (giữa các thế hệ).

Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện lá đốm vàng, đốm nâu ... sọc, xoăn và héo; thân còi cọc; bị lùn.

Hiện nay, người ta phát triển vaccine và thuốc để phòng chống virus. Biện pháp tốt nhất là lựa chọn giống cây sạch bệnh, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.


II. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra trên người và động vật


1. Phương thức lây truyền

Có hai phương thức lây truyền là: truyền ngang (cá thể này sang cá thể khác) và truyền dọc (mẹ sang con).


2. Cách phòng chống bệnh do virus

a) Cách phòng chống bệnh do virus ở người

- Thực hiện các biện pháp chung: chăm sóc sức khỏe bản thân, kiểm tra sức khỏe đinh kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ...

- Ngoài ra cần tìm hiểu biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền mỗi loại bệnh để phòng chống khác nhau.

b) Cách phòng chống bệnh do virus ở động vật

Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở động vật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cần tìm hiểu rõ triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền, không sử dụng động vật nhiễm virus, chôn lấp đúng quy trình; vệ sinh chuồng trại; chủ động tiêm vaccine ...


3. Các biến chủng ở virus

Trong quá trình nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của virus có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gen ban đầu, tạo ra các biến thế mới.

Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng xâm nhập và tế bào vật chủ, do đó virus có thể lẩn tránh hệ miễn dịch.


III. Ứng dụng virus


1. Một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm y học

Chế phẩm sinh học là các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học. Nhờ ứng dụng virus mà con người tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn, giúp giảm giá thành và đáp ứng được nhu cầu.


2. Ứng dụng trong nông nghiệp và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Người ta cho nhiễm virus vào các loài côn trùng và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại thực vật.

Ví dụ: Baculovirus là nhóm virus có khả năng kí sinh gây bệnh trên 600 loại côn trùng. Người ta dùng chúng để sản xuất thuốc trừ sâu diệt côn trùng gây hại.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn