Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

a. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

- Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

- Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt : thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

   + Hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống

   + Hệ thần kinh ngoại biên gồm hạch thần kinh và dây thần kinh

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Não bộ phát triển mạnh, chia thành 5 phần : bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Não bộ tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng lại.

b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng có thể rất phức tạp (phản xạ có điều kiện).

Ví dụ: Khi bị kim nhọn đâm vào tay, các thụ quan ở da đau sẽ truyền tin theo đường cảm giác về tủy sống. Tủy sống phân tích kích thích và trả lời kích thích theo đường vận động phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. Đây là phản xạ không điều kiện ở con người.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Bảng. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Chỉ tiêu so sánhPhản xạ không điều kiệnPhản xạ có điều kiện
Định nghĩaLà phản xạ sinh ra đã có, không cần học tậpLà những phản xạ hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện
Đặc điểm

- Bẩm sinh, có tính bền vững

- Di truyền, mang tính chủng loại

- Số lượng hạn chế

- Chỉ trả lời các kích thích tương ứng

- Cung phản xạ đơn giản

- Trung ương ở trụ não và tủy sống

- Dễ mất đi, không bền vững

- Số lượng không hạn chế

- Trả lời bất kì kích thích nào

- Hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương ở vỏ não

Ý nghĩaGiúp sinh vật khi mới sinh ra có thể đáp ứng với các điều kiện môi trườngGiúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn biến đổi


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn