TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo quy luật trong một bảng gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn)
Bảng tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
Bảng tuần hoàn gồm các ô được sắp xếp thành các hàng và các cột
1. Ô nguyên tố
Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, được gọi là ô nguyên tố.
Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử ( kí hiệu là Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử của nguyên tố) và cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Chu kì
Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
Bảng tuần hoàn hiện này gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7
- Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là H và He. Nguyên tử các nguyên tố này có 1 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng từ H (+1) đến He (+2)
- Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne. Nguyên tử các nguyên tố này có 2 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li (+3) đến Ne (+10)
- Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar. Nguyên tử các nguyên tố này có 3 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng từ Na (+11) đến Ar (+18)
- Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
3. Nhóm
Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn gồm 18 cột, trong đó có 8 cột là nhóm A và 10 cột là nhóm B. Nhóm A được đánh số thứ tự bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến nhóm VIIIA. Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm đó.
- Nhóm IA:
+ Gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình) trừ hydrogen
+ Số electron lớp ngoài cùng: 1
+ Điện tích hạt nhân của nguyên tử kim loại tăng dần từ Li (+3) đến Fr (+87)
- Nhóm VIIA:
+ Gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình) trừ tennesine
+ Số electron lớp ngoài cùng: 7
+ Điện tích hạt nhân của nguyên tử phi kim tăng dần từ F (+9) đến At (+85)
- Nhóm VIIIA:
+ Gồm các nguyên tố khí hiếm
+ Số electron lớp ngoài cùng: 8 (trừ helium)
+ Điện tích hạt nhân tăng dần từ He (+2) đến Og (+118)
III. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn
Các nguyên tố hóa học được chia thành ba loại: kim loại, phi kim, khí hiếm.
1. Các nguyên tố kim loại
Hơn 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là kim loại. Chúng nằm ở phía bên trái và góc đưới bên phải của bảng tuần hoàn. Các nguyên tô nhóm IA (trừ hydrogen) đêu là kim loại điển hình (kim loại hoạt động mạnh).
2. Các nguyên tố phi kim
Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố phí kim. Trong đó, các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên. Các nguyên tô nhóm VIIA hầu hết lả những phi kim điển hình, fluorine ở đầu nhóm là phi kim hoạt động mạnh nhất
3. Các nguyên tố khí hiếm
Tất cả các nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA được gọi là nguyên tổ khí hiếm.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn cho biết:
+ Các thông tin của một nguyên tố hóa học
+ Vị trí của một nguyên tố hóa học, phi kim hay khí hiếm
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 19 SGK KHTN 7
Ai nhanh hơn?
Hãy sắp xếp những tấm thẻ vào các ô trong bảng dưới đây theo quy luật nhất định.
- Hãy cho biết các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật nào theo hàng và theo cột.
- Tương tự như vậy, có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo quy luật vào một bảng được không?
Lời giải:
Các tấm thẻ được sắp xếp như sau:
(2) | (5) | (10) | (8) |
(9) | (11) | (1) | (4) |
(12) | (3) | (6) | (7) |
+ Theo hàng ngang từ trái sang phải các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật: Các chú gấu trong tấm thẻ có kích thước bằng nhau, số khuy áo của các chú gấu tăng dần.
+ Theo cột từ trên xuống dưới các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật: Các chú gấu trong tấm thẻ có cùng số khuy áo, kích thước các chú gấu tăng dần.
- Tương tự như vậy, nếu coi các khuy áo là những electron, kích thước chú gấu tăng dần như số lớp electron tăng dần ta có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo quy luật vào một bảng.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn
Trả lời câu hỏi trang 20 SGK KHTN 7
Câu 1: Cho biết số đơn vị điện tích của hạt nhân của mỗi nguyên tử C, Si, O, P, N, S lần lượt là 6,14,8,15,7,16. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
C | ? | O |
Si | ? | ? |
Lời giải:
Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới:
C (6) | N (7) | O (8) |
Si (14) | P (15) | S (16) |
Câu 2: Việc tìm ra bảng tuần hoàn là một trong những phát hiện xuất sắc nhất trong ngành hóa học. Em hãy tìm hiểu lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lời giải:
Ngay từ khi chưa biết rõ về cấu tạo nguyên tử, các nhà khoa học đã tìm ra cách phân loại, sắp xếp các nguyên tố hóa học để tìm ra quy luật về tính chất của chúng. Trong lịch sử nghiên cứu, một số quy luật sắp xếp đã được tìm ra nhưng đều không thành công.
Đến năm 1869, nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép (Dmitri Ivanovich Mendeleev) (1834 – 1907) sắp xếp 63 nguyên tố hóa học đã biết thời đó theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử và phát hiện ra rằng tính chất của các nguyên tố được lặp lại đều đặn sau một số nguyên tố nhất định. Tuy nhiên, ông đã hiệu chỉnh vị trí một số nguyên tố trái với nguyên tắc sắp xếp để chúng phù hợp với quy luật về biến đổi tính chất và dự đoán vị trí một số nguyên tố chưa biết. Tiên đoán của Men-đê-lê-ép là đúng sau khi các nhà khoa học tìm ra các nguyên tố mới. Để ghi nhận sự cống hiến vĩ đại của ông, năm 1955, các nhà vật lí người Mỹ đã đặt tên nguyên tố họ tổng hợp được có số thứ tự 101 trong bảng tuần hoàn là Mendelevium (Md).
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
Trả lời câu hỏi trang 20 SGK KHTN 7
Câu 1: Hình 3.1 cho biết các thông tin về nguyên tố carbon?
Lời giải:
- Từ hình 3.1, ta biết được các thông tin sau:
+ Số hiệu nguyên tử của carbon là 6
+ Kí hiệu hóa học: C
+ Tên nguyên tố: Carbon
+ Khối lượng nguyên tử carbon: 12
Câu 2: Hãy tìm nguyên tố hóa học có số thứ tự lần lượt là 16 và 20 trong bảng tuần hoàn. Đọc tên hai nguyên tố. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của hai nguyên tố đó.
Lời giải:
Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 25 - SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều ta có:
- Nguyên tố hóa học có số thứ tự 16 là sulfur (lưu huỳnh):
+ Số hiệu nguyên tử: Z = 16
+ Kí hiệu hóa học: S
+ Khối lượng nguyên tử: 32 (amu).
- Nguyên tố hóa học có số thứ tự 20 là calcium:
+ Số hiệu nguyên tử: Z = 20
+ Kí hiệu hóa học: Ca
+ Khối lượng nguyên tử: 40 (amu)
2. Chu kì
Trả lời câu hỏi trang 21 SGK KHTN 7
Câu 1: Quan sát bảng tuần hoàn, cho biết số hiệu nguyên tử lần lượt các nguyên tử Cacbon ( C), Aluminium ( Al). Hai nguyên tố đó nằm ở chu kỳ nào trong bảng tuần hoàn? Từ đó cho biết số lớp của C và Al.
Lời giải:
- Nguyên tố carbon:
+ Có số hiệu nguyên tử: 6
+ Nằm ở chu kì 2 => Có 2 lớp electron
- Nguyên tố nhôm:
+ Có số hiệu nguyên tử: 13
+ Nằm ở chu kì 3 => Có 3 lớp electron
Câu 2: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết nguyên tố đó ở chu kì nào và có mấy lớp electron
Lời giải:
Nguyên tố có số thứ tự 15 là nguyên tố phosphorus, nằm ở hàng số 3
=> Nguyên tố đó nằm ở chu kì 3 và có 3 lớp electron
Câu 3: Dựa vào hình 3.4, hãy cho biết một số thông tin về nguyên tố sodium và argon (số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, chu kì, số electron ở lớp ngoài cùng).
Lời giải:
Nguyên tố | Số hiệu nguyên tử (Z) | Điện tích hạt nhân | Số lớp electron | Chu kì | Số electron ở lớp ngoài cùng |
Sodium (Na) | 11 | +11 | 3 | 3 | 1 |
Argon (Ar) | 18 | +18 | 3 | 3 | 8 |
Trả lời câu hỏi trang 22 SGK KHTN 7
Câu 1: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người, động vật, thực vật, thực vật và có nhiều trong không khí. Hãy cho biết tên của nguyên tố X nằm ở ô nào và chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
Lời giải:
+ Chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí => Khí oxygen
+ Tên nguyên tố: Oxygen
+ Oxygen nằm ở ô số 8, hàng số 2 => Oxygen thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn
Câu 2: Quan sát hình 3.5 và bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Li ( Lithium ), Cl ( Clorine ). Hai nguyên tố đó nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
Lời giải:
- Xét mô hình cấu tạo của nguyên tử lithium: có 1 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng => Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Thuộc nhóm IA
- Xét mô hình cấu tạo của nguyên tử chlorine: có 7 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng => Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Thuộc nhóm VIIA
Trả lời câu hỏi trang 23 SGK KHTN 7
Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9, 18 và 19. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố trên là bao nhiêu? Cho biết mỗi nguyên tố nằm ở nhóm nào và đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Lời giải:
Xét nguyên tố có số thứ tự 9:
- Số thứ tự = 9 = số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron.
- Các electron được sắp xếp vào 2 lớp ⇒ Nguyên tố nằm ở chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.
- Lớp ngoài cùng có 7 electron ⇒ Nguyên tố thuộc nhóm VIIA, là phi kim.
Xét nguyên tố có số thứ tự 18:
- Số thứ tự = 18 = số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron.
- Các electron được sắp xếp vào 3 lớp ⇒ Nguyên tố nằm ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
- Có 8 electron lớp ngoài cùng ⇒ Nguyên tố thuộc nhóm VIIIA, là khí hiếm.
Xét nguyên tố có số thứ tự 19:
- Số thứ tự = 19 = số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron.
Dựa vào sơ đồ nguyên tử trên ta thấy nguyên tử nguyên tố có 4 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng
⇒ Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA trong bảng tuần hoàn, là kim loại.
Ngoài ra, học sinh có thể quan sát trực tiếp bảng tuần hoàn để xác định.
III. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn
Trả lời câu hỏi trang 23 SGK KHTN 7
Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy cho biết vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm
Lời giải:
Trong bảng tuần hoàn:
+ Các nguyên tố kim loại: nằm ở phía bên trái và góc dưới bên phải, nhóm IA trừ hydrogen
+ Các nguyên tố phi kim: nằm ở phía trên, bên phải, thuộc nhóm VIIA
+ Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn
Trả lời câu hỏi trang 24 SGK KHTN 7
Câu 1: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết một số thông tin của nguyên tố X (tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử), vị trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Lời giải:
- Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA => Hàng số 2, cột VA
=> Nguyên tố phosphorus
+ Tên nguyên tố: Phosphorus
+ Kí hiệu hóa học: P
+ Khối lượng nguyên tử: 31
+ Ví trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = số hiệu nguyên tử = 15
+ Ô nguyên tố có màu hồng => Phi kim
Câu 2: Hãy tự thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ (bìa) cho 18 nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18 với các thông tin mà em biết. Tô màu để phân biệt các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm
Lời giải:
BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
SÁCH BÀI TẬP
Câu 1: Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?
A. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
C. Các nguyên tố có khối lượng gần bằng nhau được xếp trong cùng một hàng.
D. Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau.
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tố hóa học được xếp theo quy luật trong một bảng, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn).
Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo các nguyên tắc sau:
+ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
+ Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau.
Nguyên tắc không đúng: Các nguyên tố có khối lượng gần bằng nhau được xếp trong cùng một hàng.
Câu 2: Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z= 27 trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VIIB
B. Chu kì 4, nhóm VIIIB
C. Chu kì 4,nhóm IIA
D. Chu kì 3, nhóm IIB
Đáp án đúng là: B
A. 23.
B. 11.
C. 12.
D. 24.
Đáp án đúng là: B
Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 4: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.
B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.
C. X là phi kim.
D. R có 3 lớp electron
Đáp án đúng là: D
Câu 5: Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
A. Cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành hàng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
C. Cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
D. Cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Đáp án đúng là: D
Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 6: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:
A. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
C. Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.
D. Nguyên tử khối.
Đáp án đúng là: B
Câu 7: Số thứ tự của chu kì bằng
A. Số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
B. Số electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
C. Số proton trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
D. Số electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
Đáp án đúng là: A
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
Câu 8: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:
A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.
D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Đáp án đúng là: B
Câu 9: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
A. Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).
B. Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
C. Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
D. Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7).
Đáp án đúng là: C
Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
Ví dụ: Trong chu kì 3, mở đầu chu kì là nguyên tố sodium (Na), là một kim loại điển hình; cuối chu kì là nguyên tố chlorine (Cl), là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là nguyên tố khí hiếm argon (Ar).
Câu 10: Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.
D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hidroxit của Z < hidroxit của Y < hidroxit của X.
Đáp án đúng là: D
Câu 11: Nhóm gồm các nguyên tố
A. Có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
C. Có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
D. Có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Đáp án đúng là: D
Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 12: Cho các mệnh đề sau:
(1). Độ âm điện của nguyên tử của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học
(2). Độ âm điện và tính phi kim của một nguyên tử biến thiên tỉ lệ thuận với điện tích hạt nhân nguyên tử
(3). Nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện càng lớn, tính phi kim càng mạnh
(4). Trong một nhóm A, độ âm điện tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Đáp án đúng là: C
Câu 13: Nhóm IA gồm
A. Các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H).
B. Các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts).
C. Các nguyên tố khí hiếm.
D. Các nguyên tố phóng xạ.
Đáp án đúng là: A
Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H).
Ngoài ra:
+ Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts).
+ Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiếm.
Câu 14: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 3 và các nhóm IIA, IIIA
B. Chu kì 2 và các nhóm IIA, IIIA
C. Chu kì 3 và các nhóm IA, IIA
D. Chu kì 2 và các nhóm IA, IIA
Đáp án đúng là: A
Câu 15: Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố
A. Kim loại.
B. Phi kim.
C. khí hiếm.
D. Phóng xạ.
Đáp án đúng là: B
Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố phi kim.
Ngoài ra:
+ Các nguyên tố kim loại (chiếm hơn 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn) nằm ở phía bên trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn.
+ Tất cả các nguyên tố khí hiếm nằm trong nhóm VIIIA.
Câu 16: Trong một chu kì tuần hoàn, khi đi từ trái qua phải thì:
A. Bán kính nguyên tử giảm dần
B. Năng lượng ion giảm dần
C. Ái lực điện tử giảm dần
D. Độ âm điện giảm dần
Đáp án đúng là: A
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1). Trong một chu kì, bán kính nguyên tử không đổi khi điện tích hạt nhân tăng
(2). Trong một chu kì, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
(3). Trong một nhóm, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
(4). Trong môt chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân
(5). Trong một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Đáp án đúng là: D
Câu 18: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại?
A. Li, Na, K, Pb
B. Na, Mg, Al, Cl
C. O, S, Se, Te
D. F, Cl, Br, I
Đáp án đúng là: B
Câu 19: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;
(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;
(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó
Số nguyên tắc đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: C
Câu 20: Để xác định số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố, ta dựa vào:
A. Số hiệu nguyên tử
B. Chu kì của nguyên tố
C. Nhóm của nguyên tố
D. Tất cả đều đúng
Đáp án đúng là: C
Câu 21: Các nguyên tố được xếp vào cùng một chu kì trong bảng tuần hòa thì có đặc điểm nào sau đây?
A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
B. Có cùng số lớp electron trong nguyên tử
C. Có cùng số khối
D. Tất cả đều đúng
Đáp án đúng là: A
Câu 22: Số hiệu của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn chính là:
A. Số thứ tự của nguyên tố đó
B. Số proton trong hạt nhân nguyên tử
C. Số đơn vị điện tích hạt nhân
D. Tất cả đều đúng
Đáp án đúng là: D
Câu 23: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?
A. Số hiệu nguyên tử 4 Chu kì 2 Nhóm IV
B. Số hiệu nguyên tử 8 Chu kì 2 Nhóm IV
C. Số hiệu nguyên tử 16 Chu kì 3 Nhóm VI
D. Số hiệu nguyên tử 25 Chu kì 4 Nhóm V
Đáp án đúng là: C
Câu 24: Một nguyên tố R tạo được các hợp chất bền sau: RH3, RCl3 và Na3RO4. Vậy trong bảng hệ thống tuần hoàn, nguyên tố R thuộc cùng nhóm với:
A. Đồng
B. Clo
C. Nito
D. Cacbon
Đáp án đúng là: C
Câu 25: Hai nguyên tố X và Y la hai nguyên tố ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23 và cùng thuộc một chu kì. X và Y là:
A. N và S
B. Si và F
C. O và P
D. Na và Mg
Đáp án đúng là: D