Bài 30: Truyền tin qua xináp

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. KHÁI NIỆM XINÁP

Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến…

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

II. CẤU TẠO CỦA XINÁP

- Có 2 loại xináp : xináp hóa học và xináp điện. Xináp hóa học là loại xináp phổ biến ở động vật.

- Mỗi xináp chỉ có một loại chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin. Ngoài ra, còn nhiều chất trung gian hóa học khác như đôpamin, serôtônin,…

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Xináp hóa học gồm màng trước, màng sau, khe xináp và chùy xináp. Chùy xináp có các bóng xináp chất chứa chất trung gian hóa học.

III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP

Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xináp tiếp tục được truyền qua xináp. Thông tin được truyền qua xináp nhờ chất trung gian hóa học.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau :

   + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

   + Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

   + Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA











BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP









Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn