A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
- Để biết chính xác khối lượng của một vật, ta cần tiến hành đo khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam, kí hiệu là kg.
(Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đạt ở Viện đo lường quốc tế ở Pháp).
- Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị khác là ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam như: miligam (mg), gam (g), tấn, tạ, yến,…
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra kg |
Miligam | mg | 1 mg = 0,000001 kg |
Gam | g | 1 g = 0,001 kg |
Hectôgam (lạng) | hg | 1 hg = 0,1 kg |
Yến | Yến | 1 yến = 10 kg |
Tạ | Tạ | 1 tạ = 100 kg |
Tấn | Tấn | 1 tấn = 1000 kg |
- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau như: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân tiểu li,…
II. Thực hành đo khối lượng
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vào móc cân
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
* Lưu ý:
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân khi đọc số chỉ của cân.
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
Câu hỏi thảo luận 1 trang 27 KHTN 6
Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số đơn vị đo thời gian: giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm,..
Câu hỏi thảo luận 2 trang 27 KHTN 6
Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số loại đồng hồ khác và ưu thế:
- Đồng hồ cát: dụng cụ đo thời gian có GHĐ nhỏ, tính giờ được trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, dùng để làm quà tặng hoặc trang trí
- Đồng hồ quả lắc: dụng cụ đo thời gian, ưu điểm là thiết kế đẹp, dùng trang trí
2. Thực hành đo thời gian
Câu hỏi thảo luận 3 trang 28 KHTN 6
Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian. Vì khoảng thời gian các vận động viên chạy 800m chỉ trong vòng 2,3 phút, phù hợp với chức năng của loại đồng hồ này là được dùng để tính thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây, giúp đo được thành tích vận động viên chính xác.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 28 KHTN 6
Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Học sinh tự ước lượng khoảng thời gian đi từ cuối lớp học cho đến bục giảng, sau đó lựa chọn đồng hồ phù hợp ( trong trường hợp này nên lựa chọn đồng hồ bấm giây hoặc có thể dùng đồng hồ điện tử).
Câu hỏi thảo luận 5 trang 28 KHTN 6
Em hãy quan sát hình 6.2 và cho biết cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình 6.2a thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian
Câu hỏi thảo luận 6 trang 28 KHTN 6
Quan sát hình 6.3 và cho biết cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng?
Đáp án
Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ ở hình 6.3a là đúng
Luyện tập trang 28 KHTN 6
Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4a là 5s, ở hình 6.4b là 4,95s
Câu hỏi thảo luận 7 trang 29 KHTN 6
Thực hiện đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Hoàn thành theo mẫu bảng 6.1.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Học sinh tự thực hành đo thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 6.1. .
Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:
- Dụng cụ: Các loại đồng hồ khác nhau.
- Tiến hành đo:
- Ước lượng thời gian di chuyển của từng bạn;
- Chọn đồng hồ phù hợp;
- Hiệu chỉnh đồng hồ,
- Thực hiện phép đo;
- Đọc và ghi kết quả đo được theo mẫu bảng 6.1
Vận dụng trang 29 KHTN 6
Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy 100m
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Học sinh tự thực hành đo thời gian chạy 100m của bạn và ghi lại kết quả thu được
- Lưu ý: Khi đo thời gian của hoạt động trên, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
- Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ dúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần do.
BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1 Trang 30 KHTN 6
Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là
A. đồng hồ để bàn.
B. đồng hồ bấm giây.
C. đồng hồ treo tường.
D. đồng hồ cát.
Đáp án hướng dẫn giải bài tập
Chọn đáp án B
Bài 2 Trang 30 KHTN 6
Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi.
D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.
Đáp án hướng dẫn giải bài tập
Chọn đáp án B
Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
Bài 3 Trang 30 KHTN 6
Hãy lập bảng theo mẫu và chọn loại đồng hồ phù hợp để đo thời gian các hoạt động:
Loại đồng hồ | Đồng hồ đeo tay | Đồng hồ treo tường | Đồng hồ bấm giây |
Một tiết học | ? | ? | ? |
Chạy 100m | ? | ? | ? |
Đi từ nhà đến trường | ? | ? | ? |
Đáp án hướng dẫn giải bài tập
Loại đồng hồ | Đồng hồ đeo tay | Đồng hồ treo tường | Đồng hồ bấm giây |
Một tiết học | x | ||
Chạy 100m | x | ||
Đi từ nhà đến trường | x |