Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Đơn chất và hợp chất


1. Đơn chất

Các chất như đồng (copper), dùng làm lõi dây điện, đúc tượng,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố đồng; than chì, dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng làm đỗ trang sức, mũi khoan,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố carbon; khí hydrogen dùng làm nhiên  liệu,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố hydrogen.

Những chất kể trên được gọi là đơn chất. Vậy, đơn chất là những chất được tạo nên tử một nguyên tổ hoá học. Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất Kết nối tri thức


2. Hợp chất

Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. Hiện nay, người ta đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.

Các hợp chất như nước, carbon dioxide, muối ăn, calcium carbonate,... là hợp chất vô cơ. Những hợp chất như glucose (có trong mật ong), saccharose, protein,... là hợp chất hữu cơ.


II. Phân tử


1. Khái niệm

Phân tử là hạt đại điện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đây đủ tính chất hoá học của chất.

Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tổ hoá học.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất Kết nối tri thức


2. Khối lượng phân tử

Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

Ví dụ: Khối lượng phân tử của nước bằng: 2-1 + 16 = 18 (amu).





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA






Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 32 SGK KHTN 7  

Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng?

Lời giải

Để dễ dàng nghiên cứu và sử dụng các chất hóa học thì các chất hóa học được phân loại thành đơn chất và hợp chất.

+ Trong đơn chất gồm có đơn chất kim loại, phi kim, khí hiếm.

+ Hợp chất gồm hai loại lớn là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.


I. Đơn chất và hợp chất

* Hoạt động: Phân loại chất

Mô hình hạt của đồng ở thể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide và muối ăn ở thể rắn được biểu diễn trong Hình 5.1 

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất - Kết nối TT

Lưu ý: Nguyên tử được biểu diễn bằng các quả cầu. Các nguyên tử cùng màu thuộc cùng một nguyên tố hóa học, các nguyên tử khác màu thuộc các nguyên tố hóa học khác nhau.

Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào thành phần nguyên tố, em hãy phân loại các chất trên thành 2 loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học và chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.

Lời giải

- Chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học:

a) Đồng ở thể rắn

b) Khí oxygen

c) Khí hiếm helium

- Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học:

d) Khí carbon dioxide

e) Muối ăn ở thể rắn

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK KHTN 7  

* Câu hỏi và bài tập: 

Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Ứng dụng khác của đồng: lõi dây điện, đồ trang trí nội thất bằng đồng, …

- Ứng dụng khác của hydrogen: bơm khinh khí cầu, bóng thám không; dùng trong đèn xì oxygen - hydrogen, là nguyên liệu sản xuất NH3, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ …

- Ứng dụng khác của carbon: chế tạo ruột bút chì, điện cực, mũi khoan kim cương, than đốt, …

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK KHTN 7  

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy

Câu 2: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích.

Lời giải

Câu 1:

- Đơn chất oxygen được tạo nên từ 1 nguyên tố là: oxygen (O)

- Hợp chất carbon dioxide được tạo nên từ 2 nguyên tố là: carbon (C) và oxygen (O)

- Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. Carbon dioxide không duy trì sự sống và sự cháy

Câu 2:

Dự đoán: số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất

Vì các đơn chất trong tự nhiên thường phản ứng hóa học với nhau tạo thành hợp chất.


II. Phân tử

Trả lời câu hỏi trang 35 SGK KHTN 7  

* Câu hỏi và bài tập: 

Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Xét Hình 5.3a: phân tử nitrogen được tạo bởi 2 nguyên tử N (có khối lượng nguyên tử = 14)

=> Khối lượng phân tử của nitrogen bằng: 14.2 = 28 (amu)

- Xét Hình 5.3b: phân tử methane được tạo bởi 1 nguyên tử C (có khối lượng nguyên tử = 12) và 4 nguyên tử H (có khối lượng nguyên tử = 1)

=> Khối lượng phân tử của methane bằng = 12.1 + 1.4 = 16 (amu)





BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP






Câu 1: Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là

A. Một hợp chất. 

B. Một đơn chất.

C. Một hỗn hợp. 

D. Một nguyên tố hoá học.

Câu 2: Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) và sulfur trioxide (SO3) lần lượt là?

A. 64 amu và 80 amu

B. 48 amu và 48 amu

C. 16 amu và 32 amu

D. 80 amu và 64 amu

Câu 3: Chất được phân chia thành hai loại lớn là (1) và (2). Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, còn (3)  được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. (1), (2), (3) lần lượt là: 

A. Phân tử, đơn chất, hợp chất

B. Phân tử, hợp chất, hợp chất 

C. Đơn chất, hợp chất, hợp chất 

D. Đơn chất, hợp chất, đơn chất 

Câu 4: Đèn neon chứa

A. Các phân tử khí neon Ne2

B. Các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon.

D. Một nguyên tử neon.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các nguyên tử trong đơn chất kim loại sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định và có vai trò như phân tử

B. Các đơn chất kim loại có tính chất vật lí chung như: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim,…

C. Các đơn chất phi kim có tính chất khác với các đơn chất kim loại

D. Đơn chất khí hiếm tồn tại trong tự nhiên dưới dạng phân tử.

Câu 6: Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, HCl, BaO, N, O. Có bao nhiêu chất là đơn chất? 

A. 2 

B. 3 

C. 4.

D. 5

Câu 7: Một bình khí oxygen chứa

A. Các phân tử O2

B. Các nguyên tử oxygen riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử oxygen.

D. Một phân tử O2

Câu 8: Từ một nguyên tố hóa học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?

A. Chỉ 1 đơn chất

B. Chỉ 2 đơn chất

C. Chỉ 3 đơn chất

D. Tùy thuộc vào tính chất của nguyên tố hóa học đó.

Câu 9: Dấu hiệu nào dưới đây có thể phân biệt phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất ? 

A. Số lượng nguyên tử trong phân tử. 

B. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau.

C. Hình dạng của phân tử. 

D. Khối lượng phân tử 

Câu 10: Lõi dây điện bằng đồng chứa

A. Các phân tử Cu

B. Các nguyên tử Cu riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. Rất nhiều nguyên tử Cu liên kết với nhau.

D. Một nguyên tử Cu.

Câu 11: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?

A. Kích thước của phân tử;

B. Màu sắc của phân tử;

C. Số lượng nguyên tử trong phân tử;

D. Nguyên tử của cùng nguyên tố hay khác nguyên tố.

Câu 12: Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2 . Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: 

A. 2 đơn chất sulfur và oxygen. 

B. 1 nguyên tố sulfur và 2 nguyên tố oxygen 

C. Nguyên tử sulfur và nguyên tử oxygen. 

D. 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen. 

Câu 13: Trong phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen có trong giọt nước đó là
A. 1,6 g. 

B. 1,2 g. 

C. 0,9g. 

D. 0,8 g.

Câu 14: Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. Từ 1 nguyên tố

B. Từ 2 nguyên tố trở lên

C. Từ 3 nguyên tố

D. Từ 4 nguyên tố.

Câu 15: Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất? 

A. FeO, NO, C, S 

B. Mg, K, S, C, N

C. Fe, NO2 , H2O 

D. Cu(NO3), KCl, HCl

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong một hợp chất luôn thay đổi

B. Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong một hợp chất không thay đổi

C. Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong một hợp chất không thay đổi hoặc có thể thay đổi tuy theo từng chất

D. Một hợp chất không có phân tử xác định

Câu 17: Chọn đáp án sai:

A. Cacbon dioxit được cấu tạo từ 1 nguyên tố C và 2 nguyên tố O

B. Nước là hợp chất

C. Muối ăn không có thành phần clo

D. Có 2 loại hợp chất là vô cơ và hữu cơ

Câu 18: Chọn câu đúng

A. Đơn chất và hợp chất giống nhau

B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học

C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với hai nguyên tố hóa học

D. Có duy nhất một loại hợp chất




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn