I. TIẾN HÓA CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT:
- Động vật hiện nay được biết đến khoảng 1,5 triệu loài.
- Trong quá trình tiến hóa, động vật tiến hóa từ chỗ cơ thể chỉ gồm một tế bào (động vật đơn bào như trùng roi, trùng biến hình) đến động vật có cơ thể gồm nhiều tế bào (động vật đa bào)
- Từ động vật đa bào có đời sống cố định, sống bám hoặc di động kém, cơ thể cấu tạo đối xứng tỏa tròn (thủy tức, hải quỳ, san hô…) đến động vật có đời sống di động linh hoạt, cơ thể đối xứng hai bên.
- Động vật từ chỗ không có bộ phận bảo vệ, nâng đỡ cơ thể như các loài giun đến chỗ cơ thể có vỏ đá vôi bên ngoài ở thân mềm, bộ xương ngoài bằng kitin hoặc bộ xương trong như Động vật có xương sống.
Bảng 1. Sự tiến hóa của giới Động vật
Đặc điểm | Cơ thể đơn bào | Cơ thể đa bào | ||||
Đối xứng tỏa tròn | Đối xứng hai bên | |||||
Cơ thể mềm | Cơ thể mềm có vỏ đá vôi | Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin | Cơ thể có bộ xương trong | |||
Ngành | Động vật nguyên sinh | Ruột khoang | Các ngành giun | Thân mềm | Chân khớp | Động vật có xương sống |
Đại diện | Trùng roi | Thủy tức | Giun đũa, giun đất | Trai sông | Châu chấu | Cá chép, ếch, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ |
II. SỰ THÍCH NGHI THỨ SINH:
Có những loài động vật có xương sống sau khi đã chuyển lên môi trường cạn và đã thích nghi với môi trường này, song con cháu của chúng lại đi tìm nguồn sống ở trong môi trường nước. Chúng trở lại sống và có cấu tạo thích nghi với môi trường nước. Đó chính là hiện tượng thích nghi thứ sinh.
Ví dụ:
- Cá voi tuy sống hoàn toàn trong nước như cá, nhưng không có quan hệ huyết thống gần với cá lớp Cá (sống trong nước), cá voi thuộc lớp Thú và đã có cấu tạo thích nghi thứ sinh với môi trường trong nước.
- Trong lớp Bò sát, cá sấu biểu hiện sự thích nghi thứ sinh vì cá sấu có đặc điểm giống bò sát trên cạn như có 4 chi nằm ngang, chi năm ngón, da có vảy sừng, sinh sản ở cạn, trứng có vỏ đá vôi bao bọc. Nhưng chúng lại quay trở lại sống trong môi trường nước.
- Lớp chim có loài chim cánh cụt có đặc điểm giống chim là mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh dài khỏe, nhưng không biết bay. Chim cánh cụt có chân ngắn, 4 ngón có màng bơi sống bơi lặn trong nước là chủ yếu.
III. TẦM QUAN TRỌNG THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT:
Bảng 2. Những động vật có tầm quan trọng thực tiễn
STT | Tầm quan trọng thực tiễn | Tên động vật | |
Động vật không xương sống | Động vật có xương sống | ||
1. Động vật có ích | Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản) | Bào ngư, sò huyết, tôm hùm, cua bể, cà cuống | Gia súc, gia cầm, ba ba |
Dược liệu | Ong (tổ ong, mật ong) | Tắc kè, rắn hổ mang, rắn ráo, hổ, khỉ | |
Công nghệ (vật dụng, mỹ nghệ…) | Trai ngọc, ốc xà cừ | Hươu xạ, hổ, đồi mồi, báo, công | |
Nông nghiệp | Ong mắt đỏ, côn trùng thụ phấn | trâu bò, ếch đồng, thằn lằn, cá | |
Làm cảnh | Những động vật có hình thái lạ | Chim cảnh (họa mi, uyển…) | |
Vai trò trong tự nhiên | Giun đất, ong bướm, trai, sò | Chim, thú phát tán hạt cây trong rừng | |
2. Động vật có hại | Đối với nông nghiệp | Rầy xanh, rệp, chân kiếm | Lợn rừng (phá rừng) |
Đối với đời sống con người | Mối hại gỗ, mọt | Bò nông, diều hâu, chuột | |
Đối với sức khỏe con người | Ốc mít, gián, ốc tai | Chuột, mèo, chó |