Phát hiện loài ong phong lan mới tại Mexico

Các nhà côn trùng học đã mô tả một loài mới thuộc chi ong phong lan tân nhiệt đới Eufriesea từ Islas Marías của Bang Nayarit, Mexico ở Thái Bình Dương. 

Eufriesea là một chi gồm hơn 60 loài ong trong tông Euglossini, thường được gọi là ong phong lan, ong euglossine hoặc ong lưỡi dài. 

Những con ong này dễ dàng được nhận ra bởi cơ thể to lớn, cường tráng với màu ánh kim loại từ đen đến xanh lam hoặc xanh lục với ánh kim vàng, đỏ hoặc tím. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa lan và nhiều loại cây khác. Những con đực của loài này thường xuyên đến thăm hoa phong lan, để thu thập các loại tinh dầu sau đó mang về tổ và chúng có lẽ được sử dụng để thu hút con cái. Hầu hết các loài Eufriesea chỉ hoạt động trong một vài tháng của mùa mưa. 

Có thể coi ong phong lan là một viên ngọc sống trong thế giới côn trùng bởi cơ thể chúng sở hữu những màu sắc có ánh kim hết sức bắt mắt như xanh lá cây, xanh lá và vàng. Trong khi đó, so sánh với những loài ong khác có cùng môi trường sống, chúng nổi bật tới mức có thể xem chúng như một trong những loài côn trùng có vẻ ngoài ấn tượng nhất trên hành tinh. 

Giống như tất cả các loài ong phong lan, chúng bị giới hạn ở khu vực Tân nhiệt đới, hầu hết là ở Nam Mỹ. Loài mới được phát hiện là loài đầu tiên của chi được biết đến từ một hòn đảo ở Thái Bình Dương. Được đặt tên là Eufriesea insularis, nó xuất hiện trên Isla Maria Madre, hòn đảo lớn nhất của Islas Marías - một quần đảo bao gồm bốn hòn đảo nằm cách bờ biển của bang Nayarit ở Mexico 100km. 

Tiến sĩ Ricardo Ayala từ Đại học Nacional Autónoma cho biết: "Quần đảo này đã được UNESCO và Chính phủ Mexico chỉ định là Khu dự trữ sinh quyển Islas Marías vào năm 2010, và nó đang được Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên của Mexico bảo vệ". "Thảm thực vật trên quần đảo Islas Marías chủ yếu là rừng khô nhiệt đới, nhưng một phần của hòn đảo có cây bụi, trong khi thảm thực vật thân gỗ dày đặc hơn và cao hơn tập trung ở các hẻm núi". 

Nhưng không chỉ có vẻ ngoài nổi bật, bóng bẩy mới khiến chúng trở nên khác biệt với những loài ong khác. Trên thực tế loài ong phong lan không hề tạo ra mật ong, chúng không xây tổ và hầu hết những loài ong phong lan tồn tại trên thế giới đều là những loài sống đơn độc. Chúng chỉ thu thập phấn hoa và trộn chúng với nhau để tạo ra một loài "nước hoa" của riêng mình để thu hút những con cái. 

Eufriesea insularis thuộc nhóm loài Eufriesea coerulescens. 

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Nhóm loài này bao gồm sáu loài có lẽ chỉ giới hạn ở Mexico, dọc theo các khu rừng khô nhiệt đới, cũng như trong các khu rừng thông và sồi, từ độ bao bằng mực nước biển đến độ cao khoảng 1.500m", các nhà nghiên cứu cho biết. "Eufriesea coerulescens, loài phổ biến nhất trong nhóm, cũng đã được ghi nhận từ dãy núi Guadalupe phía tây Texas và đông nam New Mexico, Hoa Kỳ". 

Eufrieea insularis được nhận dạng bởi lớp vỏ màu xanh đậm với ánh kim màu tím, lông tơ màu đen, cánh sẫm màu và màu xanh lá cây cypeus với sắc tím và một đường gờ nhô cao nổi bật dọc theo đường giữa. Số lượng của các loài ong phong lan trên thế giới vào khoảng 200 loài khác nhau và tất cả chúng đều chỉ có thể tìm thấy ở Châu Mỹ. 

Hầu hết các loài ong phong lan sinh sống trong các khu rừng từ bắc Mexico đến đông nam Brazil, và một số ít loài trong số chúng mới được phát hiện tại Florida. Nó có tổng chiều dài cơ thể là 19,5 mm, và mắt kép dài 4,6 mm và rộng 2,2 mm. 

Các nhà khoa học cho biết: "Dựa trên thời điểm thu thập mẫu vật, Eufriesea insularis dường như hoạt động tích cực trong mùa mưa (tháng 7 đến tháng 11) và cho đến đầu mùa đông". "Phải thừa nhận rằng chúng tôi chỉ có hai ngày thu thập mẫu vật, nhưng xem xét rằng hai trong số các mẫu vật tiêu biểu có đôi cánh bị hư hỏng nặng, chúng tôi có thể cho rằng chúng đã bắt đầu hoạt động từ nhiều tháng trước, trong mùa mưa". "Chúng tôi hy vọng sự đóng góp này sẽ khuyến khích các nghiên cứu sâu hơn để khám phá đặc điểm sinh học và thực vật học của loài thụ phấn độc nhất vô nhị này". 

Ngoài việc sở hữu vẻ ngoài hết sức bắt mắt thì ong phong lan còn dễ dàng phân biệt với các loài ong khác bởi chiếc lưỡi cực kỳ dài và mỏng, có thể kéo dài gấp đôi chiều dài cơ thể. 

Chính những chiếc lưỡi dài này cho phép con ong tiến sâu vào bên trong bông hoa để lấy mật hoa và phấn hoa. Vì vậy có thể nói rằng ong phong lan có vai trò rất quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài lan quý hiếm và khó phân tán. 

Có khoảng 200 loài ong phong lan được con người biết tới, chúng phân bố trong năm chi: Euglossa, Eulaema, Eufriesea, Exaerete và Aglae - chỉ có một loài. Tất cả chúng đều chỉ được tìm thấy ở ở Nam Mỹ hoặc Trung Mỹ và một số ít loài trong số chúng được tìm thấy ở Hoa Kỳ. Ngoại trừ chi Eulaema thì tất cả những loài trong 4 chi còn lại đều sở hữu màu kim loại rực rỡ, chủ yếu là xanh lục, vàng và xanh lam. 

Con cái thu thập phấn hoa và mật hoa làm thức ăn, chúng làm tổ từ nhiều vật liệu khác nhau như các loài thực vật, nhựa, bùn và các vật liệu khác. Những con non sẽ rời tổ, bắt đầu cuộc sống tự lập của mình ngay sau khi nở và chúng sẽ không bao giờ quay trở lại. Loài ong này không hề tạo ra mật ong như những người họ hàng của chúng, chúng thường dùng cái lưỡi đặc biệt dài gấp đôi cơ thể của mình để lấy mật và phấn hoa. 

Tuy nhiên với những con đực thì chúng còn có thêm một công việc nữa đó là tích lũy các mùi hương và tạo ra một loại nước hoa duy nhất mình nó có để gây ấn tượng với những con cái. Chúng sẽ dùng chân trước để thu thập hương thơm và tích trữ chúng vào các túi đặc biệt ở hai chân sau. Tới mùa giao phối, các con đực sẽ đậu trên cây và mở các túi hương để đánh dấu và bay lòng vòng quanh đó để thu hút bạn tình.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn