(ĐỀ THI CHÍNH THỨC) | NĂM HỌC 2013 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 THPT (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) |
Bài 1: (5 điểm)
Một vi khuẩn nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH = 3,5 thì thời gian thế hệ là 30 phút, còn nếu nuôi cấy ở điều kiện pH = 4,5 thì thời gian thế hệ là 20 phút. Một quần thể vi khuẩn này được nuôi cấy trong 3 giờ: 1/3 thời gian nuôi cấy trong môi trường có độ pH = 3,5; sau đó chuyển sang môi trường có độ pH = 4,5. Biết rằng số lượng tế bào ban đầu của quần thể vi khuẩn trên là 106 tế bào và quần thể trải qua pha tiềm phát ở môi trường pH = 3,5 với thời gian 30 phút và ở môi trường pH = 4,5 với thời gian 40 phút. Tính số tế bào tạo ra.
Bài 2: (5 điểm)
Một học sinh làm thí nghiệm xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật. Em cho các tế bào của cùng một mô vào dãy dung dịch NaCl ở 28oC và có nồng độ từ 0,03M đến 0,07M. Quan sát sự co nguyên sinh của tế bào thí nghiệm thu được kết quả như trong bảng sau:
Câu 1. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật nói trên. Biết rằng hằng số khí R = 0,0826, hệ số điện li của NaCl α = 1.
Câu 2. Nếu thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ 10oC thì với nồng độ NaCl bằng 0,05M có quan sát thấy tế bào co nguyên sinh không? Giải thích
Bài 3: (5 điểm)
Tim người có pha dãn chung 0,4 giây chiếm 0,5 chu kì tim. Mỗi lần tim đập đẩy được lượng máu vào động mạch chủ là 66ml. Tổng lượng máu ở người là 5 lít. Lượng máu đi qua thận mỗi phút chiếm 20% lượng máu tim đẩy vào động mạch mỗi phút, nhưng chỉ 15% máu đi qua thận được lọc. Giả sử một người tiêm 5mg thuốc có thời gian bán thải qua thận là 4 giờ, sau một thời gian x giờ, người ta thấy nồng độ thuốc trong máu người này là 0,0006mg/ml.
Câu 1: Tính lượng máu tim đẩy vào động mạch trong thời gian x giờ.
Câu 2: Tính thời gian để thận lọc được 70 lít máu.
Bài 4: (5 điểm)
Ở người, sự thiếu răng hàm là do đột biến gen trội, trong khi đó bệnh bạch tạng và bệnh uxo là do các đột biến gen lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các NST thường khác nhau. Một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử đối với cả 2 cặp gen quy định căn bệnh bạch tạng và uxo lấy một phụ nữ dị hợp tử với cả 3 gen nói trên.
Câu 1. Xác suất sinh con đầu lòng của họ có răng hàm, bị bạch tạng và uxo là bao nhiêu?
Câu 2. Xác suất sinh con đầu lòng của họ chỉ mắc 1 trong 2 bệnh là không có răng hàm hoặc bị bạch tạng là bao nhiêu?
Bài 5: (5 điểm)
Một quần thể sinh vật lưỡng bội có tần số các kiểu en ở hai giới như sau: Biết gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối.
Câu 2: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng.
Bài 6: (5 điểm)
Giả sử có hai quần thể gà rừng sống ở hai bên sườn phía Đông (quần thể 1) và phía Tây (quần thể 2) của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể 1 có tần số một alen lặn (a) rất mẫn cảm nhiệt độ là 0,8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một "hẻm núi" hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở phía Tây phong phú hơn, một số lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới.
Tuy vậy, trong môi trường sống ở sườn phía Tây, do nhiệt độ môi trường thay đổi, alen a trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử, mặc dù nó không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thể đồng hợp tử trưởng thành di cư sang quần thể 1.
Câu 1. Tần số alen a ở quần thể mới là bao nhiêu?
Câu 2. Tần số alen a ở quần thể mới sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối là bao nhiêu?