------------------------------------ Đề thi chính thức (HDC có 04 trang) | HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌCDành cho học sinh thi vào lớp chuyên Sinh |
Câu 1: (1,0 điểm)
a. Vì sao nói cấu trúc ADN trong tế bào của động vật bậc cao chỉ ổn
định tương đối? Biết rằng không có đột biến gen xảy ra.
b. Cho một đoạn mạch của gen cấu trúc như
sau:
– A – T – G – X – G – T – X – T – G – (Mạch 1)
– T – A – X – G – X – A – G – A – X – (Mạch 2)
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn
mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen. Dựa vào cơ sở nào để xác định được trình
tự các đơn phân trên mARN đó?
Nội dung trả lời | Điểm |
a. Cấu trúc ADN ổn định tương - Có thể xảy ra đột biến cấu trúc NST -> Thay đổi cấu trúc - Có thể xảy ra trao đổi đoạn trong kì đầu giảm phân I -> Thay b. - Trình tự các đơn phân trên đoạn - Cơ sở: Dựa theo nguyên tắc bổ sung | 0,25 0,25
0,25 0,25 |
Câu 2: (1,0 điểm)
a. Nêu cơ chế di truyền ở
cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền được truyền qua các thế hệ tế bào và cơ
chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền biểu hiện ra thành kiểu
hình.
b. Những cơ chế di truyền
ở cấp độ phân tử được thực hiện dựa trên cơ sở của những nguyên tắc chung nào?
Nội dung trả lời | Điểm |
a. Cơ chế di truyền ở - Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền truyền - Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền được b. Nguyên tắc chung: - Nguyên tắc khuôn mẫu. - Nguyên tắc bổ sung. - Nguyên tắc (Nếu HS nêu được 1 ý được |
0,25
0,25
0,5 |
Câu 3: (1,0 điểm)
a.
Tại sao từ một tế bào mẹ trải qua nguyên phân bình thường tạo ra hai tế bào con
có bộ nhiễm sắc thể (NST) giống nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ? Hãy cho
biết cơ chế tạo ra tế bào có chứa 2 nhân.
b. Trong khẩu phần ăn của
một số người ăn kiêng thịt màu đỏ, người ta thấy họ ăn rất nhiều thịt gà. Khi
thảo luận về thành phần các chất trong cơ thể của nhóm người này, có một chuyên
gia dinh dưỡng cho rằng: "Trong tế bào của những người này hầu như không
có prôtêin của gà''. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của kết luận đó.
Nội dung trả lời | Điểm |
a. - Do tất cả các cặp NST nhân đôi ở kì - Cơ chế tạo ra tế bào có 2 nhân: Do b. Cơ sở khoa học: - Prôtêin gà vào hệ tiêu hóa người bị enzim tiêu hóa của người cắt - Hệ gen của người khác hệ gen của gà nên |
0,25 0,25
0,25
0,25 |
Câu 4: (1,0 điểm)
a. Một người đi bộ đội
chống Mỹ ở vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, khi trở về trên cơ thể không có
biểu hiện của dị tật bất thường. Khi lấy vợ bình thường sinh được 2 con gái và
1 con trai, nhưng cả 3 con đều bị dị tật bẩm sinh. Giải thích vì sao trong
trường hợp này, bố không bị dị tật mà các con lại bị dị tật?
b. Ở một loài giao phối,
xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Trong 2 cặp nhiễm sắc
thể này mỗi cặp đều có một nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Một cá thể cái
của loài này giảm phân bình thường sẽ cho tối đa và tối thiểu bao nhiêu loại
giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể?
Nội dung trả lời | Điểm |
a. * Bố không bị dị tật vì: Cơ thể bố đã phát triển hoàn thiện các * Con bị dị tật vì: Chất độc da cam trong cơ thể người bố kích thích b. - Số loại giao tử tối đa là 4 loại - Số loại giao tử tối thiểu là 1 loại... |
0,25 0,25
0,25 0,25 |
Câu 5: (1,0 điểm)
a. Hãy cho biết bản chất quy luật
phân li của Menđen dưới góc nhìn của di truyền học hiện đại. Nêu điều kiện
nghiệm đúng cho quy luật phân li.
b. Nếu điều kiện nghiệm
đúng của quy luật phân li không thỏa mãn
thì sẽ dẫn đến hệ quả gì? Hãy cho biết ý nghĩa của hệ quả đó.
Nội dung trả lời | Điểm |
* Bản chất QLPL: Quá trình giảm phân có sự phân li đồng đều của NST trong mỗi cặp * Điều kiện nghiệm đúng: Quá trình giảm phân diễn ra bình * Nếu điều kiện không thỏa -> Có thể tạo hợp tử * Ý |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 6: (1,0 điểm)
Đem
lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, thu được
F1 đồng loạt cây hoa kép, tràng hoa đều, màu trắng. Cho F1
giao phấn với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được ở F2 gồm 4
loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 cây hoa kép, tràng hoa đều, màu tím: 3 cây hoa kép,
tràng không đều, màu trắng: 1 cây hoa đơn, tràng hoa đều, màu tím: 1 cây hoa
đơn, tràng không đều, màu trắng. Biết rằng không có đột biến phát sinh và mỗi
gen quy định một tính trạng.
a. Biện
luận tìm quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên.
b. Xác định
kiểu gen của F1 và kiểu gen của cá thể đem giao phấn với cây F1.
Nội dung trả lời | Điểm |
a. - Theo bài ra ta có các tính trạng hoa kép, - Quy ước: A: hoa kép, a: hoa đơn B: tràng hoa đều b: tràng hoa không đều D: màu trắng d: màu tím. - Theo bài ra thì F1 dị hợp về 3 - Phân tích sự di truyền từng tính trạng: + Xét dạng hoa ở F2: Hoa kép : hoa đơn = 3 : 1 => F1: + Xét hình dạng tràng hoa ở F2: Tràng hoa đều : tràng hoa không đều =1:1=> + Xét màu sắc hoa ở F2 : Màu trắng : màu tím = 1:1 - Phân tích sự di truyền đồng thời các tính trạng : + Xét dạng hoa và tràng hoa ở F2: (3 hoa kép : 1 hoa + Xét tràng hoa và màu sắc hoa ở F2: (1 đều : 1 không => Từ đó ta có thể suy ra gen quy định dạng hoa phân li độc lập b. Kiểu gen của F1 Theo bài ra ta thấy ở F2 tràng hoa đều luôn đi với màu + Kiểu gen của F1 di hợp 3 cặp là: Aa(Bd//bD)... + Kiểu gen của cây đem giao phấn với F1 là: Aa(bd//bd)... (HS làm theo cách khác |
0,25
0,25
0,25 0,25 |
Câu 7: (1,0 điểm)
a. Tại sao trên thế giới
rất khó có thể tìm thấy 2 người có kiểu gen giống nhau hoàn toàn, trừ trường
hợp sinh đôi cùng trứng?
b. Ở người, tính trạng tóc quăn là trội so
với tính trạng tóc thẳng, gen quy định hình dạng tóc nằm trên NST thường. Hai
vợ chồng đều có tóc quăn, người em gái của chồng và người em trai của vợ đều có
tóc thẳng. Khả năng cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con trai đều có tóc thẳng ở hai
lần sinh khác nhau là bao nhiêu? Biết rằng ngoài em trai vợ và em gái chồng thì
cả bên vợ và bên chồng không còn ai tóc thẳng nữa.
Nội dung trả lời | Điểm |
a. Vì: Bộ nhiễm sắc thể người 2n = 46: - Do các NST phân ly độc lập trong giảm phân tạo ra tối đa 223 - Các giao tử tổ hợp tự do trong thụ tinh tạo ra tối đa 246 b. - Quy ước: Alen A quy định tóc quăn, - Người em gái chồng và người em trai vợ -> Bố mẹ chồng và bố mẹ vợ đều có - Người vợ và chồng bình thường có kiểu - Xác suất sinh 2 đứa con trai bị bệnh |
0,25
0,25
0,25 0,25 |
Câu 8: (1,0 điểm)
a. Khâu quan trọng nhất
trong công tác tạo giống mới mà các nhà khoa học phải quan tâm là gì? Vì sao để
giữ những đặc tính tốt của giống, người ta không dùng phương pháp nhân giống
hữu tính?
b. Tại sao ưu thế lai
biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau
đó giảm dần qua các thế hệ?
Nội dung trả lời | Điểm |
a. * Khâu quan trọng nhất * Vì: Nhân giống hữu tính có quá trình giảm phân và thụ tinh -> Tạo b. - Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì F1 - Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì tỉ lệ kểu gen dị hợp giảm |
0,25
0,25 0,25 0,25 |
Câu 9: (1,0 điểm)
a. Các cá thể động vật
cùng loài thường có xu hướng sống tụ tập thành từng đàn sẽ mang lại những lợi
ích gì cho chúng? Về mặt sinh thái học các nhà nghiên cứu thường dựa vào đâu để
phân biệt các quần thể thuộc cùng loài?
b. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 1000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 4%/năm, tỉ lệ tử vong là 3%/năm, tỉ lệ xuất cư là 0,5%/năm, tỉ
lệ nhập cư là 1%/năm. Sau 1
năm số lượng cá thể trong quần thể đó là bao nhiêu?
Nội dung trả lời | Điểm |
a. * Ý nghĩa: Tăng khả năng tự vệ, thuận lợi trong tìm kiếm nguồn thức ăn, thuận * Các nhà khoa học dựa b. Số lượng cá thể của quần thể sau 1 năm là: 1000 + (4% x |
0,25
0,25 0,5 |
Câu 10: (1,0 điểm)
a. Em hãy cho biết địa y thể
hiện mối quan hệ sinh thái nào giữa các sinh vật? Cho biết kiểu dinh dưỡng của
các đối tượng sinh vật có trong địa y.
b. Trong một hệ sinh thái
có thể có những mối quan hệ sinh thái nào giữa các sinh vật? Hiện tượng khống
chế sinh học phản ánh mối quan hệ sinh thái nào?
Nội dung trả lời | Điểm |
a. * Địa y: Thể hiện mối quan hệ cộng * Kiểu dinh b. * Các mối - Quan hệ cùng loài: Hỗ trợ, cạnh tranh. - Quan hệ khác loài: + Hỗ trợ: Gồm quan hệ cộng sinh, hợp + Đối địch * Hiện tượng khống chế (HS kể đủ các mối quan hệ |
0,25 0,25
0,25 0,25 |
.………………… Hết .…………………