Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Phương pháp này gồm các bước được mô tả bằng sơ đồ sau:

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức


II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên


1. Kĩ năng quan sát, phân loại

Kĩ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí,... của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Học sinh cần sử dụng các dụng cụ như thước đo, kính hiển vi,... để mở rộng phạm vi quan sát và có những thông tin, kết quả chính xác hơn.


2. Kĩ năng liên kết

Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điểu đã biết nhằm xác định các mỗi quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.


3. Kĩ năng đo

Khi thực hiện thí nghiệm, học sinh cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo,... của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp. Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau:

(1) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.

(2) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(3) Nhận xét độ chỉnh xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ do và cách đo.

(4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.


4. Kĩ năng dự báo

Là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Người ta có thể đưa ra các dự báo định tính và định lượng. Để đưa ra dự báo định tính, thay vì sử dụng các số liệu quan sát, người ta dựa vào các hiểu biết, đánh giá và suy luận của các chuyên gia. Sử dụng mỏ hình để tính toán có thể đưa ra dự báo định lượng chính xác hơn. Khi đưa ra dự đoán (bước 2 của phương pháp tìm hiểu tự nhiên) người ta thường sử dụng kĩ năng này để giải quyết vấn để đặt ra.


III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7


1. Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang)

Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang) Cổng quang là thiết bị dùng để bật và tắt đồng hồ đo thời gian hiện số. Nó gồm một bộ phận phát tia hồng ngoại D1, một bộ phận thu tia hổng ngoại D2, và dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số. Dây nối này vừa có tác dụng cung cấp điện cho cổng quang, vừa có tác dụng gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ


2. Đồng hồ đo thời gian hiện số

Đồng hồ đo thời gian hiện số là dụng cụ đo thời gian chính xác cao. Nó có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng các cổng quang điện

Cổng quang điện gồm một điôt D1 phát ra tia hồng ngoại và một điôt D2 nhận tia hồng ngoại từ D1 chiếu sang. Dòng điện cung cấp cho D1 được lấy từ đồng hồ đo thời gian. Khi có vật chắn chùm tia hồng ngoại chiếu từ D1 sang D2 , D2 sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn đi tới đồng hồ, điều khiển đồng hồ hoạt động tức thì, gần như không có quán tính.





CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK











SÁCH BÀI TẬP






Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (có đáp án) thuộc bộ sách mới Kết nối tri thức. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chi tiết nhất, qua đó giúp bạn ôn luyện và học bài tốt hơn.

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,

suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương

pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

(a) Hình thành giả thuyết

(b) Quan sát và đặt câu hỏi

(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(d) Thực hiện kế hoạch

(e) Kết luận

A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e);

B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e);

C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d);

D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d).

Câu 3: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?

A. Tự động đo thời gian;

B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường;

C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện;

D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Câu 4: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa

trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 5: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Câu 6: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước,
bình b chứa một vật rắn không thấm nước.
Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì
mức nước trong bình b được vẽ trong hình.

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (có đáp án) - KNTT

Thể tích của vật rắn là
A. 33 mL.

B. 73 mL.

C. 32,5 mL.

D. 35,2 mL.

Câu 7: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;

B. Kĩ năng quan sát;

C. Kĩ năng dự báo;

D. Kĩ năng đo đạc.




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn