Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách đơn giản như: cô cạn, lọc, chiết …

I. Cô cạn

- Sử dụng cách cô cạn để tách chất rắn khó tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách cô cạn theo các bước sau:

+ Cho dung dịch nước muối vào bát sứ.

+ Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết ta thu được muối rắn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Cánh diều

II. Lọc

- Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

- Ví dụ: Tách cát ra khỏi hỗn hợp cát với nước bằng cách lọc theo phương pháp sau:

+   Gấp giấy lọc (hình 11.2a) và đặt vào phễu lọc (hình 11.2b).

+   Đặt phễu lọc lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.

+ Để cát trong hỗn hợp lắng xuống (hình 11.2c).

+ Rót từ từ hỗn hợp cát và nước xuống phễu lọc đã có giấy lọc (hình 11.2d), tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước chảy xuống bình tam giác (hình 11.2e)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Cánh diều

III – Chiết

 - Người ta tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.

- Ví dụ: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước bằng cách chiết theo các  bước sau:

+ Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu (hình 11.4a)

+ Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết (hình 11.4b)

+ Đậy nắp phễu chiết. Để yên phễu chiết sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành hai lớp (hình 11.4c).

+ Mở lắp phễu chiết (hình 11.4d).

+ Mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình tam giác (hình 11.4e).

Có thể lặp lại quá trình trên vài lần để tách hoàn toàn nước và dầu ăn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Cánh diều

Chú ý: 

Ngoài cách lọc, cô cạn, chiết ta có thể sử dụng  nhiều cách khác để tách chất ra khỏi hỗn hợp. 

Ví dụ có thể tách cát và sắt  ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng một thanh nam châm được bọc màng nhựa như sau: 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Cánh diều

IV – Tổng kết

- Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

- Tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch bằng cách cô cạn.

- Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng cách lọc.

- Tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau và tách lớp bằng cách chiết.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?

A. Chiết.                                                     B. Dùng máy li tâm.

C. Cô cạn.                                                  D. Lọc.

Câu 2Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?

A. Dùng nam châm.                                                  B. Cô cạn.

C. Chiết.                                                                    D. Lọc.

Câu 3:Người ta dùng phương pháp lọc để:

A. Tách các chất không hòa tan trong nhau ra khỏi hỗn hợp.

B. Tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

C. Tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.

D. Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

Câu 4:Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Dùng nam châm

C. Bay hơi

D. Chiết.

Câu 5: Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp  nào?

A. Cô cạn

B. Chiết

C. Lọc

D. Dùng nam châm

Câu 1: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?

A. Dùng máy li tâm.

B. Lọc.

C. Chiết.

D. Cô cạn.

Câu 2: Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?

A. Chiết.                                                   

B. Cô cạn.

C. Dùng nam châm.

D. Lọc.

Câu 3: Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Cô cạn.

B. Dùng nam châm.

C. Chiết.

D. Lọc.

Câu 4: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,

C. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào

D. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

Câu 5: Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn. Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Bay hơi

C. Dùng nam châm

D. Chiết.

Câu 7: Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

A. Làm lắng đọng muối.

B. Làm bay hơi nước biển.

C. Lọc lấy muối từ nước biển.

D. Cô cạn nước biển,

Câu 8: Khí nitrogen và khí œyoen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96oC để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -183 oC. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháo tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là

A. phương pháp lọc.

B. phương pháp chiết.

C.  phương pháp chưng phân đoạn.

D. phương pháp cô cạn.

Câu 9: Tách lưu huỳnh (sulfur) ra khổi hỗn hợp gồm nước và lưu huỳnh bằng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Chiết

C. Dùng nam châm

D. Cô cạn

Câu 10: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

A. Lọc

B.  Lọc và cô cạn

C. Cô cạn

D. Chiết và lọc

Câu 11: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?

A. Chiết.

B. Lọc.

C. Cô cạn.

D. Dùng máy li tâm.

Câu 12: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Lọc.

B. Dùng máy li tâm.

C. Cô cạn.

D. Chiết.

Câu 13: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

A. Lọc chất tan trong nước.

B. Lọc và giữ lại khoáng chất.

C. Lọc chất không tan trong nước.

D. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 14: Người ta dùng phương pháp lọc để:

A. Tách các chất không hòa tan trong nhau ra khỏi hỗn hợp.

B. Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

C. Tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.

D. Tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

Câu 15: Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sau khí có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là

A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường:

B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khói không khí,

Câu 16: Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp nào?

A. Cô cạn

B. Lọc

C. Chiết

D. Dùng nam châm

Câu 17: Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước?

A. Chiết

B. Cô cạn

C. Dùng nam châm

D. Lọc

Câu 18: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

Câu 19: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

Câu 20: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:

A. Sự giống nhau về tính hóa học của các chất.

B. Sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.

C. Sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.

D. Sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn