Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Các cấp độ tổ chức sống

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

Cấp độ tổ chức sống có các ví dụ như: 

+ Ví dụ của phân tử là nước

+ Ví dụ của bào quan là diệp lục

+ Ví dụ của tế bào là tế bào lá cây

+ Ví dụ của mô là mô phân sinh đỉnh

+ Ví dụ của cơ quan là l

+ Ví dụ của hệ cơ quan là tán lá

+ Ví dụ của cơ thể là cây cọ

+ Ví dụ của quần thể là quần thể cọ

+ Ví dụ của quần xã – hệ sinh thái là rừng cọ nhiệt đới


II. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống


1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

Ví dụ của tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là các cá thể của một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.


2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở. Trong đó, sinh vật với mỗi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đối chất và chuyển hoá năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đôi môi trường.

Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cần bằng động trong hệ thông, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. 

Ví dụ: Khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các động vật sống thành đàn có xu hướng di cư hoặc phân đàn; Khi cây mọc dày đặc, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.


3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liên với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với mỗi trường sống.

Ví dụ: Một đột biến gene hoặc đột biên nhiễm sắc thể có thể dẫn đến thay đổi kiều hình của cá thể. Qua sinh sản, đột biến có thể được truyền lại cho thế hệ sau. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên có thể tạo nên những quần thể mới. Các quần thể sinh vật này tương tác với mỗi trường tạo ra quần xã - hệ sinh thái thích nghi với môi trường, tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.


III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cầu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào, Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống (mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, các hoạt động đặc trưng của sự sống đều được diễn ra trong tế bào).

Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoá hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần thể sinh vật. Các quần thể sinh vật cùng một khu vực xác định thành nên quân xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành hệ sinh thái. Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành nên Sinh Quyển.





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA






Mở đầu. Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?

Lời giải

Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào là:

Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ như:

Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

1. Các cấp độ tổ chức sống

Trả lời câu hỏi trang 19 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

Soạn Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống - Cánh Diều (ảnh 2)

Lời giải

Từ hình 3.1, ta có thể rút ra các cấp độ tổ chức của thế giới sống là:

  Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Trả lời câu hỏi trang 20 SGK Sinh học 10

Câu 1: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống.

Lời giải

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

Cấp độ tổ chức sống có các ví dụ như: 

+ Ví dụ của phân tử là nước

+ Ví dụ của bào quan là diệp lục

+ Ví dụ của tế bào là tế bào lá cây

+ Ví dụ của mô là mô phân sinh đỉnh

+ Ví dụ của cơ quan là l

+ Ví dụ của hệ cơ quan là tán lá

+ Ví dụ của cơ thể là cây cọ

+ Ví dụ của quần thể là quần thể cọ

+ Ví dụ của quần xã – hệ sinh thái là rừng cọ nhiệt đới

Câu 2: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao? 

Lời giải

Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có thể thực hiện đầy đủ các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.


2. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

Trả lời câu hỏi trang 20 SGK Sinh học 10

Câu 1: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?

Lời giải 

Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung là:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là đặc điểm đầu tiên của thế giới sống.

- Chúng đều là những hệ thống mở tự điều chỉnh.

Câu 2: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ.

Lời giải

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

Ví dụ của tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là các cá thể của một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.

Câu 3: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Lời giải

Cân bằng nội môi là một ví dụ điểm hình về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: Nồng độ glucôzơ trong máu người duy trì ở mức là 0,1%, khi cơ thể thiếu hụt glucose sẽ tự động phân giải glycogen dự trữ để bổ sung lượng glucose thiếu hụt. 


3. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi hoặc thảo luận

Trình bày quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng chính là quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Trả lời câu hỏi trang 21 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.

Lời giải

Từ hình 3.2, ta có thể rút ra các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người là Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể.





BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP










Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn