Bài 50: Vi khuẩn

1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn:

Vi khuẩn là những loài sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản:

- Đơn bào (đứng riêng lẻ hay tập hợp thành từng đám, từng chuỗi).

- Nhiều hình dạng: cầu, que, dấu phẩy hay xoắn.

- Không có thể màu với chất diệp lục.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh.

2. Cách dinh dưỡng:

- Hầu hết vi khuẩn sống dị dưỡng theo kiểu hoại sinh hay kí sinh.

- Một số có khả năng tự dưỡng.

3. Phân bố và số lượng:

Trong tự nhiên hầu như nơi nào cũng có vi khuẩn (trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể người hay các vi sinh vật khác…) và thường tồn tại với số lượng lớn.

4. Vai trò của vi khuẩn:

a) Vi khuẩn có ích:

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người:

- Chúng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo nguồn vật chất trong tự nhiên.

- Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa, nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp.

b) Vi khuẩn có hại:

- Virut rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.

- Kích thước: rất nhỏ.

- Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc.

- Đời sống: sống kí sinh bắt buộc và thường gây bệnh cho vật chủ.

- Vi khuẩn có hại gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn ô nhiễm môi trường.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn