Bài 51: Nấm

A. Mốc trắng và nấm rơm:

I. Mốc trắng:

1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng:

- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, không có vách ngăn giữa giữ tế bào, trắng suốt không màu, không có chất diệp lục và không có chất màu nào.

- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh các mốc bám chặt vào bánh mì hay cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống.

- Mốc trắng sinh sản bằng bào tử, hình thức sinh sản vô tính.

2. Một vài loại mốc khác:

II. Nấm rơm:

- Cấu tạo nấm rơm gồm:

+ Nấm sợi là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm, dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều tế bào.

+ Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có hai nhân và không có chất diệp lục.

B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm:

I. Đặc điểm sinh học:

1. Điều kiện phát triển của nấm:

Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.

2. Cách dinh dưỡng:

Nấm là những cơ thể dị dưỡng, hoại sinh và kí sinh, một số nấm sống cộng sinh.

II. Tầm quan trọng của nấm:

1. Nấm có ích:

Nấm có tầm quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.

2. Nấm có hại:

- Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và con người.

- Nấm mốc làm hỏng thức ăn đồ dùng.

- Nấm độc có thể gây ngộ độc.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn