Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, trung bình khoảng 0.5 — 5,0 um. Chúng thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.

Tế bào nhân sơ (prokaryotic cell: “pro” có nghĩa là "trước", "karyon" có nghĩa là "nhân") có cấu tạo rất đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng.

Ở các tế bào nhân sơ, màng tế bào đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất. Bao bên ngoài màng tế bào là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác. Chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc. Ribosome thuộc loại nhỏ 70S (Svedberg kí hiệu S: đơn vị đo tốc độ lắng).


II. Tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực có kích thước trung bình khoảng 10 - 100 um. Tuy nhiên, cũng có những tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ...  

Tế bào nhân thực (hay tế bào nhân chuẩn, eukaryotic cell  "eu” - thực sự, đích thực, "karyon" - nhân) có cấu tạo phức tạp với nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng.
 

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 7 ngắn nhất Cánh Diều

Phần bên trong của tế bào nhân thực được xoang hoá nhờ hệ thông nội màng. Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc đảm bảo cho nhiều hoạt động sống ( Phân giải, tổng hợp.. ) diễn ra trong cùng một thời gian. Đây cũng là  bước tiến hoá quan trọng của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ. Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện chức năng nhất định trong tế bào. Trong các bào quan có màng, có các bào quan có màng kép như nhân, ti thể, lục lạp và các bào quan có màng đơn như lưới nội chất, bộ máy Golgi, peroxisome, lysosome, không bào. Ngoài ra, tê bào nhân thực cũng có bào quan không có màng như ribosome.





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA






Mở đầu. Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân sơ hay nhân thực?

So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này

Lời giải

Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân thực

Kích thước của tế bào bạch cầu lớn hơn rất nhiều so với tế bào vi khuẩn.

1. Tế bào nhân sơ

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Sinh học 10

Câu 1: Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào

Lời giải

Sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới khởi sinh theo hệ thống phân loại 5 giới

Câu 2: Quan sát hình 7.2 và nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò sau:

+ Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.

+ Mang thông tin di truyền

+ Bộ máy tổng hợp protein

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - Cánh Diều

Lời giải

Từ hình 7.2, ta có thể thấy các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò như sau:

+ Thành tế bào sẽ bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài

+ Vùng nhân của tế bào nhân sơ sẽ mang thông tin di truyền

+ Bộ máy tổng hợp protein là ribosome

Câu 3: Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào?

Lời giải 

Ribosome, plasmid, vùng nhân là những thành phầntế bào chất của tế bào nhân sơ.


2. Tế bào nhân thực

Trả lời câu hỏi trang 40 SGK Sinh học 10

Câu 1: Quan sát các hình 7.2 và 7.3, nêu những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - Cánh Diều (ảnh 2)
Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - Cánh Diều (ảnh 3)

Lời giải

Từ các hình 7.2 và 7.3, ta có thể thấy những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: Tế bào chất, màng sinh chất, ribosome, thành tế bào

Câu 2: Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - Cánh Diều (ảnh 4)

Lời giải

Bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

- Có màng xenlulozơ

- Có các lạp thể đặc biệt là lục lạp →tự dưỡng.

- Chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp

- Không có

- Có không bào chứa dịch lớn.

- Không có màng xenlulozơ

- Không có lục lạp nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ → dị dưỡng.

- Có trung thể

- Có lizôxôm (thể hòa tan).

- Không có không bào chứa dịch, chỉ có không bào tiêu hóa, không bào bài tiết.

Câu 3: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?

Lời giải

Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật như sinh vật nguyên sinh, động vật, thực vật và nấm.

Trả lời câu hỏi trang 41 SGK Sinh học 10

Câu 1: Lập bảng phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực về các đặc điểm như sau: kích thước, thành tế bào, nhân, DNA (vòng hay không vòng), bào quan có màng…theo mẫu bảng 7.1.

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - Cánh Diều (ảnh 5)

Lời giải

Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Kích thướcRất nhỏLớn hơn tế bào nhân sơ
Thành tế bàoCó ở hầu hết vi khuẩnChỉ có ở tế bào thực vật
NhânChưa chính thức, không có màng bao bọcChính thức, có màng bao bọc
DNADạng vòng képKhông có dạng vòng
Bào quan có màngHầu hết các bào quan đều không có màng.Các bào quan có màng đơn hoặc màng kép. Ngoài ra, cũng có bào quan không có màng như ribosome.

Câu 2:  Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này?

Lời giải

Do tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động vật không có lục lạp nên thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này.





BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP










Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn