Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Nhiệt độ và nhiệt kế

- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C, kí hiệu là 0C.

- Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin, kí hiệu là K.

- Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, …

- Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. Mỗi nhiệt kế cũng có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

- Người ta dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế.

II. Thang nhiệt độ

- Trong thang nhiệt độ Celsius (0C):

+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C

+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.

+ Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm

- Ngoài thang nhiệt độ Celsius, ta còn dùng thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ Kelvin:

+ Thang nhiệt độ Fahrenheit (0F): Nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F.

0C=59(t(0F)32)

+ Thang nhiệt độ Kelvin (0K): 00C ứng với 273K và cứ mỗi độ trong thang Celsius bằng một độ trong thang Kelvin.

K=t(0C)+273

III. Thực hành đo nhiệt độ

Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo

Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp

Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo

Bước 4: Thực hiện phép đo

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA











BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP









Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn