Bài 9. Đo tốc độ

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây


1. Dụng cụ đo

Ngoài đồng hồ bấm giây dùng để do thời gian chuyển động t, người ta còn phải dùng các loại thước khác nhau để đo độ dài của quãng đường đi được s


2. Cách đo

Có hai cách do:

Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.

Cách 2: Chọn thời gian t trước, do quãng đường s sau.


3. Ví dụ

* Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ:

Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu bảng 9.1

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức
Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức

(5) Nhận xét kết quả đo 


II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện


1. Dụng cụ đo

Cách đo tốc độ này chỉ khác cách đo trên ở chỗ dùng đồng hỗ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian chuyển động.


2. Cách đo

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức

Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số:

+ Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (3) và (4) (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà viên bi sắt chuyển động.

+ Ngắt nam châm điện, viên bi bắt đầu chuyển động từ trên dốc xuống.

+ Khi viên bi đi qua cổng quang điện (3) thì đồng hồ bắt đầu đo.

+ Khi viên bi đi qua cổng quang điện (4) thì đồng hồ ngừng đo.

+ Đọc số chỉ thời gian viên bi đi từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Thời gian viên bi chuyển động trên quãng đường s = số chỉ ở cổng quang điện (4) – số chỉ ở cổng quang điện (3).


III. Thiết bị bắn tốc độ

Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ö tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau khoảng từ 5 m đến 10 m tuỳ theo cung đường. Cụ thể là:

- Camera ghi biển số của ö tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch mốc 1 và 2.

- Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện ô tô nào vượt quả tốc độ này,

Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ kèm theo biển số của ô tô, gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK KHTN 7

Theo em, để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao? 

Lời giải

- Để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo quãng đường đi được (s) và thời gian chuyển động (t).

- Để đo quãng đường: dùng các loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, thước laze…

- Để đo thời gian: dùng đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo thời gian hiện số,..

- Vì tốc độ chuyển động của một vật ta không thể đo trực tiếp được, mà chỉ có thể đo gián tiếp bằng công thức v=s/t, nên để xác định được tốc độ ta cần phải đo được quãng đường đi được (s) và thời gian chuyển động (t).


I. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập

Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Thể dục. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ trên? 

Lời giải

- Kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của HS trong môn giáo dục thể chất có thể tiến hành như sau:

+ Lập bảng ghi ( quãng đường, thời gian)

+ Đo độ dài của quãng đường để xác định vạch xuất phát và vạch đích (cách nhau 60m)

+ Đo thời gian chạy ghi kết quả vào bảng

- Lưu ý: Khi kiểm tra chạy thì chỉ cần đánh giá yếu tố thời gian ( thời gian chạy càng ngắn thì người chạy càng nhanh) chứ không tính cu thể tốc độ chuyển động, đồng thời không thể thực hiện phép đo nhiều lần vì sau mỗi lần chạy sức lực của con người sẽ giảm làm kết quả sai lệch

- Cách tiến hành này có điểm giống và khác với cách đo trên là:

+ Giống nhau: đều là xác định quãng đường trước, đo thời gian sau

+ Khác nhau: cách đo ở trên là đo 3 lần rồi lấy kết quả trung bình, còn cách tiến hành này chỉ lấy kết quả 1 lần

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK KHTN 7

* Hoạt động: Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ:

Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu bảng 9.1

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT
Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT

(5) Nhận xét kết quả đo 

Lời giải

Học sinh tự thực hành


II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Trả lời câu hỏi trang 51 SGK KHTN 7

* Hoạt động: 

Câu 1: Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quan điện (4).

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số:

+ Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (3) và (4) (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà viên bi sắt chuyển động.

+ Ngắt nam châm điện, viên bi bắt đầu chuyển động từ trên dốc xuống.

+ Khi viên bi đi qua cổng quang điện (3) thì đồng hồ bắt đầu đo.

+ Khi viên bi đi qua cổng quang điện (4) thì đồng hồ ngừng đo.

+ Đọc số chỉ thời gian viên bi đi từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Thời gian viên bi chuyển động trên quãng đường s = số chỉ ở cổng quang điện (4) – số chỉ ở cổng quang điện (3).

Câu 2: Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bi

Lời giải

Số liệu tham khảo:

- Quãng đường đo được là: s = 50 cm = 0,5 m

- Thời gian chuyển động là t = 4 s

- Tốc độ của viên bi:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT


III. Thiết bị bắn tốc độ

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập

Camera của thiết bị bắn tốc độ ở Hình 9.4 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s.

a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?

b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không? 

Lời giải

Theo bài ra ta có: 

+ Quãng đường ô tô đi được: s = 5m

+ Thời gian ô tô đi được: t = 0.35s

Tốc độ chuyển động của ô tô là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT

b) Đổi:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 | Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất - Kết nối TT

Tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h nên ô tô không vượt quá tốc độ giới hạn


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là: 

A. 39 km 

B. 45 km.

C. 2700 km 

D. 10 km

Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?

A. Nhiệt kế.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.

C. Cân.

D. Lực kế.

Câu 3: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: 

A. 19,44m/s 

B. 15m/s 

C. 1,5m/s 

D. 2/3m/s

Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? 

A. m/s 

B. kg/m3

C. km/h

D. m/phút

Câu 5: Vận tốc cho biết gì? 

1. Tính nhanh hay chậm của chuyển động 

2. Quãng đường đi được 

3. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian 

4. Tác dụng của vật này lên vật khác 

A. I; II và III 

B. II; III và IV 

C. Cả I; II; III và IV

D. I và III .

Câu 6: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t 

A. Giảm 2/3 lần 

B. Tăng 4/3 lần 

C. Giảm 3/4 lần 

D. Tăng 3/2 lần

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?

A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.

B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.

C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm.

D. Đo tốc độ bay hơi của nước.

Câu 8: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ: 

A. Đứng yên so với xe lửa thứ hai. 

B. Đứng yên so với mặt đường. 

C. Chuyển động so với xe lửa thứ hai. 

D. Chuyển động ngược lại.

Câu 9: Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là

A. 13,75 s.

B. 13,85 s.

C. 13,66 s.

D. 13,70 s.

Câu 10: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 độ C có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? 

A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn. 

B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn. 

C. Hai chuyển động bằng nhau. 

D. Tất cả đều sai. 

Câu 11: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.

B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.

C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.

D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 12: Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là

A. 7,02 m/s.

B. 8,01 m/s.

C. 6,90 m/s.

D. 9,03 m/s.

Câu 13: 

108 km/h = ...m/s 

A. 30 ms.

B. 20 m/s 

C. 15m/s 

D. 10 m/s

Câu 14: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian

A. Từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.

B. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.

C. Bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.

D. Bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.

Câu 15: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54 km, với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: 

A. 2/3 giờ 

B. 1,5 giờ 

C. 75 phút 

D. 120 phút

Câu 16: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

A. (1), (2), (3).

B. (3), (1), (2).

C. (1), (3), (2).

D. (3), (2), (1).

Câu 17: Dụng cụ dưới đây có tên gọi là gì?

A. Cổng quang điện và đồng hồ hiện số.

B. Súng bắn tốc độ.

C. Đồng hồ bấm giờ.

D. Cổng quang điện.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn