Hướng dẫn giải Đề luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học 10 - Đề số 01







BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

TỰ HỌC

------------------------------------


Hướng dẫn giải


(hãy tự làm trước khi xem)



LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10

Đề thi môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút


(không kể thời gian phát đề)






Câu 1 (2,0 điểm)

a. Trong tế bào có các loại đại phân tử: pôlisaccarit, prôtêin, axit nuclêic. Hãy cho biết:


- Đơn phân và thành phần hóa học của các đại phân tử trên.


- Vai trò của mỗi đại phân tử.


b. Phân biệt cấu trúc mARN, tARN, rARN. Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại sao?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

a.


* Thành phần hoá học: Pôlisacarit: C, H, O ; Prôtêin: C, H, O, N, S, P ; Axit nuclêic: C, H, O, N, P


* Đơn phân: của pôlisacarit là glucô, của prôtêin là axit amin, của axit nuclêic là nuclêôtit.


* Vai trò: Prôtêin hình thành nên các đặc điểm, tính chất của cơ thể; Axit nuclêic là vật chất mang thông tin di truyền.


b.


* Phân biệt cấu trúc: mARN có cấu trúc mạch thẳng, tARN có cấu trúc xoắn tạo ra những tay và thùy tròn, một trong các thuỳ tròn có mang bộ ba đối mã, rARN cũng có cấu tạo xoắn tương tự như tARN nhưng không có các tay, các thùy, có số cặp nu liên kết bổ sung nhiều hơn.


* Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN là dài nhất, tiếp theo là tARN, ngắn nhất là của mARN.


* Giải thích: vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với prôtêin nên khó bị enzim phân huỷ, mARN không có cấu tạo xoắn, không có liên kết hiđrô nên dễ bị enzim phân huỷ nhất.



Câu 2 (3,0 điểm)

a. Phân biệt phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Hãy giải thích về sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất.


b. Bộ NST lưỡng bội của mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST đơn trong các trứng 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử.


1. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực sơ khai và từ 1 tế bào sinh dục cái sơ khai thì mỗi loại tế bào phải trải qua mấy đợt nguyên phân?


2. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?


3. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai để tạo trứng?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

a. Điểm khác nhau:


- Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm.


- Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào).


* Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ vững chắc, làm cho tế bào không thắt eo lại được.


b.


1. Gọi: Số tế bào sinh tinh trùng là x, số tế bào sinh trứng là y (x, y nguyên dương).


Ta có hệ:


Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai: (lần)


Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai: (lần)


2. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng:


3. Số NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục cái sơ khai để tạo trứng:



Câu 3 (2,0 điểm)

a. Vì sao màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động?.


b. Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

a.


* Cấu trúc khảm động


- Khảm vì: Ngoài 2 lớp phốt pho lipit của màng, còn có nhiều phân tử prôtêin, côlestêrôn nằm xen kẽ và các phân tử cacbohiđrat liên kết trên bề mặt màng


- Động vì: các phân tử phôtpholipit và prôtêin có khả năng di chuyển trên màng


b.


* Hiện tượng


* Giải thích


- Tế bào hồng cầu: trong môi trường ưu trương, do không có không bào trung tâm, tế bào mất nước ở chất nguyên sinh nên nhăn nheo lại; trong MT nhược trương, tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên tế bào no nước và bị vỡ.


- Tế bào biểu bì hành: MT ưu trương, do có không bào trung tâm nên TB mất nước ở không bào. Khi đó, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào (co nguyên sinh). MT nhược trương, TB hút nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào.



Câu 4 (2,0 điểm)

a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào?


b. Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi truyền elêctrôn hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phân biệt đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlêctrôn.


+ Quá trình đường phân là quá trình biến đổi glucôzơ trong tế bào chất. Từ một phân tử glucôzơ bị biến đổi tạo ra 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3) và 2 phân tử ATP


+ Chu trình Crep: Hai phân tử axit piruvic bị ôxi hoá thành hai phân tử axêtyl côenzim A, tạo ra 2 ATP.


+ Chuỗi truyền êlêctrôn hô hấp xảy ra trên màng trong của ti thể, tạo ra nhiều ATP nhất 34 ATP.


- Nếu tế bào cơ co liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa vì khi cơ làm việc cơ hấp thụ nhiều ôxi và glucô, thải nhiều CO2 và axit lactic, nên cơ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và mang đi chất thải. Khi cơ làm việc nhiều, cơ sẽ thiếu chất dinh dưỡng (nếu không được cung cấp kịp thời). Mặt khác axit lactic ứ đọng đầu độc cơ làm cho biên độ co cơ giảm, dần dần cơ không thể tiếp tục co nữa gây cảm giác mỏi, mệt nhọc.



Câu 5 (1,0 điểm)

a. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt?


b. Vì sao ăn sữa chua lại có ích cho sức khoẻ?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

a. Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do khi axit lăctíc được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, prôttêin của sữa đã kết tủa.


b. Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại (như vi khuẩn gây thối). Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactíc trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hoá bình thường không gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng.





- Hết -

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn