Bài 3. Nguyên tố hóa học

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Nguyên tố hóa học

Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tổ hoá học. Mỗi nguyên tố hoá học có tính chất riêng biệt do được tạo thành tử các nguyên tử có số proton xác định.

Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hoá học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.


II. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học


1. Tên gọi của nguyên tố hóa học

Một số nguyên tố hoá học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thuỷ ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyễn tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium,... Tên gọi của các nguyên tố hoá học được đặt theo các cách khác nhau. 


2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học

Mỗi nguyên tố hoá học có một kí hiệu hoá học riêng. Kí hiệu hoá học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới. Kí hiệu hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường.

Ngoài ra, một số nguyên tố có kí hiệu hoá học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.
 

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 3 ngắn nhất Kết nối tri thức





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA






Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 19 SGK KHTN 7 

Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen,… là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

Lời giải

- Nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

- Ví dụ:

+ Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân

+ Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân

Trả lời câu hỏi trang 19 SGK KHTN 7 


I. Nguyên tố hóa học

* Hoạt động: Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton

Chuẩn bị: 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21).

Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?

Câu 2: Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Lời giải

- Các nguyên tử có cùng số proton sẽ thuộc cùng 1 nguyên tố

Câu 1: Có thể xếp được 6 ô vuông

A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2)

G (6, 6); L (6, 8)

M (7, 7)

Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10)

X (20, 20)

Y (19, 20); Z (19, 21)

Câu 2:

- A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2) đều có 1 proton => Thuộc cùng nguyên tố hóa học

- G (6, 6); L (6, 8) đều có 6 proton => Thuộc cùng nguyên tố hóa học

- Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10) đều có 8 electron => Thuộc cùng nguyên tố hóa học

- Y (19, 20); Z (19, 21) đều có 19 electron => Thuộc cùng nguyên tố hóa học

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydorgen.

Câu 2: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Lời giải

Câu 1:

Theo khái niệm về nguyên tố hóa học: những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Những nguyên tử có cùng một proton nhưng khác nhau số neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học hydrogen.

Câu 2:

- Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử

- Số hiệu nguyên tử oxygen là 8

=> Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8

* Câu hỏi và bài tập: 

Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm

Lời giải

- Tên gọi copper của đồng có xuất xứ tiếng Latin cyprium, theo tên hòn đảo Cyprus, đó là hải cảng xuất khẩu đồng quan trọng vào thời xa xưa. Tên gọi sau đó được rút gọn thành cuprum, đó là gốc gác của kí hiệu nguyên tố Cu của đồng.

- Tên nhôm có nguồn gốc từ tên cổ của phèn (là kali nhôm sunfat), có tên tiếng anh là aluminum, kí hiệu Al

- Iron (sắt) là một từ Anglo-Saxon. Kí hiệu hóa học cho sắt - Fe, có xuất xứ Latin từ ferrum, nghĩa là kim loại.

Trả lời câu hỏi trang 21 SGK KHTN 7 

* Hoạt động: Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta

Chuẩn bị: các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập,…)

Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.

Câu 2:. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.

Lời giải

- Dây đồng: Copper.

+ Kí hiệu hóa học: Cu

+ Ứng dụng: Làm dây điện, đúc tượng, đúc chuông, chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 3 | Soạn KHTN 7 Bài 3 ngắn nhất - Kết nối TT

- Thước nhôm: Aluminium

+ Kí hiệu hóa học: Al

+ Ứng dụng: làm xoong, nồi; làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa…; trang trí nội thất; hàn đường ray

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 3 | Soạn KHTN 7 Bài 3 ngắn nhất - Kết nối TT





BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA






Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?

Câu 2: Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí.

Lời giải

Câu 1:

- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái là hydrogen (H), boron (B), carbon (C), nitrogen (N), oxygen (O), fluorine (F), phosphorus (P), sulfur (S), potassium (K).

- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm hai chữ cái là helium (He), lithium (Li), beryllium (Be), neon (Ne), sodium (Na), magnesium (Mg), aluminium (Al), silicon (Si), chlorine (Cl), argon (Ar), calcium (Ca).

- Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố như:

+ Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu là hóa học là Na.

+ Nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu là hóa học là K.

Câu 2:

Một số nguyên tố có trong thành phần không khí: nitrogen (N), oxygen (O), argon (Ar)

Em có thể: Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi của chúng trong các loại nhãn mác thuốc, đồ uống, đồ ăn,…

Lời giải

- Nước khoáng Lavie

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 3 | Soạn KHTN 7 Bài 3 ngắn nhất - Kết nối TT

   + Nguyên tố Na: Sodium

   + Nguyên tố Ca: Calcium

   + Nguyên tố Mg: Magnesium

   + Nguyên tố K: Potassium

   + Nguyên tố F: Fluorine





SÁCH BÀI TẬP






Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học (có đáp án) thuộc bộ sách mới Kết nối tri thức. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chi tiết nhất, qua đó giúp bạn ôn luyện và học bài tốt hơn.

Câu 1: Đến nay, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? 

A. 118.

B. 94 

C. 20 

D. 1 000 000

Câu 2: Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất là

A. Nitrogen

B. Oxygen.

C. Silicon

D. Iron

Câu 3: Số hiệu nguyên tử của calcium là 12. Số hạt mang điện trong nguyên tử sodium là

A. 12.

B. 24

C. 36.

D. 6.

Câu 4: Đồng (copper) và carbon là các

A. Hợp chất. 

B. Hỗn hợp.

C. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học. 

D. Nguyên tố hoá học.

Câu 5: Nguyên tố hoá học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người là

A. Oxygen.

B. Hydrogen.

C. Carbon.

D. Nitrogen.

Câu 6: Đồng (Copper) và carbon là các

A. Hợp chất

B. Hỗn hợp

C. Nguyên tố hóa học.

D. Nguyên tử thuộc cùng nguyên tố hóa học

Câu 7: Cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ : "có cùng số proton trong hạt nhân" trong định nghĩa về nguyên tố hoá học là

A. Có cùng thành phần hạt nhân. 

B. Có cùng khối lượng hạt nhân. 

C. Có cùng điện tích hạt nhân.

D. Có cùng số neutron trong hạt nhân 

Câu 8: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là

A. Chlorine.

B. Carbon.

C. Đồng.

D. Calcium.

Câu 9: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium?

A. MG. 

B. Mưg. 

C. mg. 

D. m6G.

Câu 10: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: " Số ..... là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học"

A. Electron

B. Proton.

C. Neutron

D. Neutro và electron

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây SAI? 

A. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân 

B. Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số neutron có trong hạt nhân nguyên tử 

C. Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau 

D. Nguyên tố hóa học nhân tạo là những nguyên tố do con người tổng hợp ra

Câu 11: Nguyên tố hoá học chiếm số nguyên tử nhiều nhất trong vũ trụ là

A. Hydrogen.

B. Oxygen.

C. Carbon.

D. Helium

Câu 12: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hoá học?
A. 118. 

B. 94. 

C. 20. 

D. 1 000 000.

Câu 13: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố 

A. Phi kim.

B. Đơn chất 

C. Hợp chất 

D. Khí hiếm 

Câu 14: Silicon có kí hiệu hoá học là

A. Si.

B. S.

C. Sn.

D. Sb.

Câu 15: Nguyên tố hoá học tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật là

A. Calcium.

B. Sodium.

C. Magnesium.

D. Potassium.




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn