Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (gợi tắt là bảng tuần hoàn) gồm L18 nguyên tố hoá học, được xây dựng theo nguyên tắc sau:

- Các nguyên tổ hoá học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

- Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.


II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học


1. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.

Ô nguyên tổ cho biết: kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tổ đó. Số hiệu nguyễn tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số electron trong nguyễn tử. Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tổ trong bảng tuần hoàn.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức


2. Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải.

Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7, mỗi chu kì là 1 hàng ngang (riêng chu kì 6 và chu kì 7, mỗi chu kì có thêm 1 hàng xếp tách riêng ở cuối bảng).

Chu kì 1,2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức


3. Nhóm

Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A được đánh số từ 1A đến VIIIA và 8 nhóm B được đánh số từ IB đến VIIIB. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tổ He), do vậy chúng có tính chất gần giống nhau.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.


III. Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí kiếm trong bảng tuần hoàn


1. Các nguyên tố kim loại

- Hấu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, nhóm IIA, nhóm IIIA và một số nguyên tố ở các nhóm IVA, VA, VIA.

- Các nguyên tố thuộc nhóm IB đến VIIIB, các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.


2. Các nguyên tố phi kim

- Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA,

- Một số nguyên tố thuộc nhóm IVA, IIIA.

- Nguyên tố H ở nhóm IA.


3. Các nguyên tố khí hiếm

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiểm nằm ở nhóm VIIIA và được thể hiện bằng màu vàng.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK KHTN 7

Ngày nay, người ta đã xác định được hàng chục triệu chất hóa học với các tính chất khác nhau được tạo thành từ hơn một trăm nguyên tố hóa học. Liệu có nguyên tắc nào sắp xếp các nguyên tố để dễ nhận ra tính chất của chúng không?   

Lời giải

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố để dễ dàng nhận ra tính chất của chúng

+ Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

+ Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

+ Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau.


I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK KHTN 7

* Hoạt động: Sắp xếp các nguyên tố hóa học

Chuẩn bị:

- 18 thẻ ghi thông tin của 18 nguyên tố đầu tiện theo mẫu trong Hình 4.1.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Tiến hành: gắn các thẻ vào bảng mẫu ở trên từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mỗi thẻ vào 1 ô theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân của các nguyên tố.

Thảo luận nhóm và nhận xét về các đặc điểm của bảng sau khi đã sắp xếp:

Câu 1: Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải

Câu 2: Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột.

Lời giải

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 1:

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải tăng dần từ 1 – 8.

+ Hàng thứ 1: Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 2

+ Hàng thứ 2: Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8

+ Hàng thứ 3: Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8

Câu 2:

- Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng trong cùng 1 cột khi đi từ trên xuống dưới: Trong cùng 1 cột, các nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau. Ví dụ

+ Cột 1: Số electron ở lớp ngoài cùng = 1

+ Cột 2: Số electron ở lớp ngoài cùng = 2

+ Cột 8: Trừ He, số electron ở lớp ngoài cùng = 8

Trả lời câu hỏi trang 24 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

Câu 2: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử

Lời giải

Câu 1:

Để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột, dựa vào các đặc điểm:

+ Điện tích của hạt nhân

+ Số lớp electron trong nguyên tử

+ Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử

Câu 2:

Trong 4 nguyên tố: Li, Na, C, O có 3 nguyên tố trong cùng 1 hàng đó là: Li, C, O đều nằm ở hàng thứ 2

=> 3 nguyên tố Li, C, O đều có 2 lớp electron


II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời câu hỏi trang 26 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Quan sát Hình 4.2, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 2: Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Câu 1:

Quan sát Hình 4.2, ta thấy: Nguyên tử oxygen có số hiệu nguyên tử là 8.

⇒ Trong nguyên tử oxygen: Số electron = số proton = số hiệu nguyên tử = 8.

Câu 2:

- Ô số 6:  

   + Kí hiệu hóa học: C

   + Tên nguyên tố: Carbon

   + Số hiệu nguyên tử: 6

   + Khối lượng nguyên tử: 12

   + Số electron trong nguyên tử = số hiệu nguyên tử: 6

- Ô số 11:   

   + Kí hiệu hóa học: Na

   + Tên nguyên tố: Sodium

   + Số hiệu nguyên tử: 11

   + Khối lượng nguyên tử: 23

   + Số electron trong nguyên tử = số hiệu nguyên tử: 12

Trả lời câu hỏi trang 27 SGK KHTN 7

* Hoạt động: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì

Chuẩn bị: 6 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của sáu nguyên tố H, He, Li, Be, C, N theo mẫu được mô tả trong Hình 4.1

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên.

Câu 2: So sánh số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên với số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

Lời giải

- Nguyên tố H (Z = 1), He (Z = 2), Li (Z = 3), Be ( Z = 4), C (Z = 6), N (Z = 7)

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 1:

- Nguyên tử các nguyên tố H, He có 1 lớp electron

- Nguyên tử các nguyên tố Li, Be, C, N có 2 lớp electron

Câu 2:

- Nguyên tố H, He có 1 lớp electron, nằm ở chu kì 1

- Nguyên tố Li, Be, C, N có 2 lớp electron, nằm ở chu kì 2

=> Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố = số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Quan sát Hình 4.3 và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố carbon

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 2: Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3. Giải thíchPhương pháp giải:

a) Nguyên tố xung quanh nguyên tố C: B, N, Si

b) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron

Lời giải

Câu 1:

Nguyên tố xung quanh nguyên tố carbonKí hiệu hóa họcĐiện tích hạt nhân nguyên tử
BoronB5
NitrogenN7
AluminiumAl13
SiliconSi14
PhosphorusP15

Câu 2:

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron

=> Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3 đều có 3 lớp electron

Trả lời câu hỏi trang 28 SGK KHTN 7

* Hoạt động: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm

Chuẩn bị: 4 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của Li, Na, F, Cl theo mẫu mô tả trong Hình 4.4.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy cho biết nguyên tử các nguyên tố nào có cùng số electron ở lớp ngoài cùng

Câu 2: Hãy so sánh số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự nhóm của các nguyên tố đó

Lời giải          

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 1:

- Nguyên tử Li (Z = 3): Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

- Nguyên tử Na (Z = 11): Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

- Nguyên tử F (Z = 9): Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

- Nguyên tử Cl (Z = 17): Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

=> Nguyên tử Li, Na có cùng số electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử F, Cl có cùng số electron ở lớp ngoài cùng

Câu 2:

- Nguyên tử Li, Na có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Nằm trong nhóm IA

- Nguyên tử F, Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Nằm ở nhóm VIIA

=> Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố = số thứ tự nhóm

Trả lời câu hỏi trang 29 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết:

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố Al và S. Giải thích

Câu 2: Hãy kể tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium

Lời giải

Câu 1:

- Al thuộc nhóm IIIA => Al có 3 electron ở lớp ngoài cùng

- S thuộc nhóm VIA => S có 6 electron ở lớp ngoài cùng

Câu 2:

- Beryllium thuộc chu kì 2 nhóm IIA

=> Có nguyên tố Magnesium thuộc chu kì 3 nhóm IIA (cùng nhóm với nguyên tố beryllium)

Trả lời câu hỏi trang 30 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố Al, Ca, Na.

Câu 2: Tính chất nào của nhôm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong Hình 4.6?

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Câu 1:

Sử dụng bảng tuần hoàn, xác định vị trí ( số thứ tự, chu kì nhóm) của các nguyên tố:

+ Al: Số thứ tự 13, thuộc chu kì IIIA

+ Ca: Số thứ tự 20, thuộc chu kì IIA

+ Na: Số thứ tự 11, thuộc chu kì IA

Câu 2:

Tính chất của nhốm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong hình 4.6:

- Làm màng bọc thực phẩm

- Làm lõi dây điện

- Dùng trong công trình dây dựng

- Dùng làm trang sức

* Câu hỏi và bài tập: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố có tên trong Hình 4.7

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Nguyên tố oxygen (O)

   + Số thứ tự: 8

   + Chu kì: 2

   + Nhóm: VIA

- Nguyên tố chlorine (Cl)

   + Số thứ tự: 17

   + Chu kì: 3

   +  Nhóm: VIIA

- Nguyên tố sulfur (S)

   + Số thứ tự: 16

   + Chu kì: 3

   + Nhóm: VIIA

- Nguyên tố bromine (Br)

   + Số thứ tự: 35

   + Chu kì: 4

   + Nhóm: VIIA


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA


Trả lời câu hỏi trang 31 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon

Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố:

A. Kim loại và phi kim

B. Phi kim và khí hiếm

C. Kim loại và khí hiếm

D. Kim loại, phi kim và khí hiếm

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

Câu 3: Cho các nguyên tố sau:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 | Soạn KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất - Kết nối TT

a) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.

Lời giải

Câu 1: Khí hiếm Neon

+ Số thứ tự: 10

+ Chu kì: 2

+ Nhóm: VIIIA

Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố: kim loại (màu xanh), phi kim (màu hồng) và khí hiếm (màu vàng). Xem ở Bảng tuần hoàn trang 25

=> Đáp án D

Câu 3:

a) 

- Các nguyên tố kim loại là: Ba, Rb, Cu, Fe

- Các nguyên tố phi kim là: P, Si

b) Ứng dụng của nguyên tố Nhôm (Al) trong đời sống

- Được dùng để chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ

- Dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất

- Dụng cụ nhà bếp vì dẫn nhiệt tốt, ít bị gỉ và không độc

- Bột nhôm trộn với bột sắt oxit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray


SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

B. Chu kì, nhóm.

C. Ô nguyên tố.

D. Chu kì.

Câu 2: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó ở chu kì

A. 1

B. 2

C. 3.

D. 4

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học.

B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.

D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối
lượng nguyên tử.

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là?

A. 3 và 3

B. 4 và 3

C. 4 và 4

D. 3 và 4.

Câu 5: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố

A. Phosphorus.

B. Sulfur

C. Nitrogen

D. Chlorine

Câu 6: Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử

A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

B. Có số lớp electron bằng nhau.

C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.

D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 7: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. Be, Mg, Ca

B. Na, Mg, Al

C. N, P, O

D. S, Cl, Br

Câu 8: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Tên của nguyên tố X

A. Oxygen.

B. Nitrogen

C. Helium

D. Hydrogen

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố thuộc chu kì đó.

C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố
thuộc chu kì đó.

D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt
nhân tăng dần.

Câu 10: Carbon nằm ở ô số 6. Số hạt proton trong nguyên tử carbon là

A. 6.

B. 3.

C. 12.

D. 18.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tứ của chúng có số electron lớp
ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng.

B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.

D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng
nguyên tử tăng dần.

Câu 12: Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm

A. IA.

B. IIA.

C. VIIA.

D. VIIIA.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng
tuần hoàn.

B. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng
tuần hoàn.

C. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.

D. Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.

B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.

D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp
riêng thành hai dãy ở cuối bảng.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là

A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA

B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA.

C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA

D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.

B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tổn tại ở thể lỏng.

C. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.

Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim

A. F, O, Ca, C

B. Ca, N, Br, H

C. O, N, C, Br.

D. K, F, Ca, Mg


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn