- Da bẩn chỉ diệt được chừng 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa ngáy và có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể,
- Da bẩn hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
2. Da bị xây xát có tác hại như thế nào?
Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm: nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván…
3. Hãy điền vào bảng các bệnh ngoài da, nêu tóm tắt biểu hiện của bệnh và cách phòng chống.
STT | BỆNH NGOÀI DA | BIỂU HIỆN | CÁCH PHÒNG CHỐNG |
1 | Lang ben | Có những mảng trắng xuất hiện trên da | Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh. |
2 | Hắc lào | Có những mảng sần đỏ, mụn nước | Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh |
3 | Ghẻ | Da có nhiều mụn ghẻ, sưng lở gây ngứa | Thường xuyên tắm rửa bằng xà phòng. Giữ cho quần áo sạch và khô. |
4 | Mụn trứng cá | Có mụn sưng viêm đỏ | Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, không tùy tiện nặn mụn. |
4. Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.
5. Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
Hệ thần kinh vận động | Hệ thần kinh sinh dưỡng |
- điều khiển hoạt động của cơ vân | - điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản |
- là hoạt động có ý thức | - là hoạt động không có ý thức |
6. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú.
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp Thú là:
- Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn so với các loài động vật khác trong lớp Thú.
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết), vùng hiểu tiếng nói và vùng hiểu chữ viết.
7. Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?
- Cận thị do cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng (do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách).
- Muốn nhìn rõ vật phải đeo kính lõm (kính phân kì).
8. Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
- Người già thường bị viễn thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được.
- Muốn nhìn rõ vật phải đeo kính mặt lồi (kính hội tụ).
9. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
- Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.
- Không nên nằm đọc sách, đọc sách trên tàu xe bị xốc nhiều vì khoảng cách giữa mắt và sách không ổn định, làm cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.
10. Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
- Hậu quả: Khi hột vỡ làm thành sẹo => lông quặm => đục màng giác => mù lòa.
- Cách phòng tránh:
+ Không dùng chung khăn, chậu với người khác, nhất là người bệnh
+ Không tắm rửa trong ao, hồ tù
+ Không dụi tay bẩn vào mắt.
(THÔNG TIN BỔ SUNG: Bệnh đau mắt hột, theo bệnh viện mắt Việt Hàn là một bệnh nhiễm trùng mắt ảnh hưởng đến cả hai mắt, là nguyên nhân hàng đầu thế giới gây mù lòa có thể phòng ngừa được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đau mắt hột gây suy giảm thị lực của 2,2 triệu người, trong đó 1,2 triệu người không thể phục hồi được. Bệnh đau mắt hột là do vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis gây ra.
Trong giai đoạn đầu ,bệnh đau mắt hột gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Các triệu chứng bệnh mắt hột ban đầu, bắt đầu xuất hiện trong vòng 5 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, có thể bao gồm ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt và chảy nước mắt. Khi nhiễm trùng tiến triển, nó gây ra đau mắt và mờ mắt. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, sẹo giác mạc bên trong mí mắt. Điều này dẫn đến các lông mi quay vào trong mắt về phía mắt, một tình trạng gọi là lông mi mọc ngược (trichiasis). Lông quặm đâm vào giác mạc, sự kích thích liên tục này biến giác mạc có mây và có thể dẫn đến sự phát triển của loét giác mạc và mất thị lực.
Có một giai đoạn của bệnh đau mắt hột hiếm khi gây ra vấn đề. Người ta cho rằng nhiễm trùng lặp đi lặp lại là những gì dẫn đến các biến chứng sẹo và mù. Nói chung, phải mất nhiều năm trước khi bệnh đau mắt hột có thể gây mất thị lực.)
11. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Quá trình thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh sáng đèn ở chó:
- Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác (vùng thị giác ở thùy chẩm) bị hưng phấn làm chó quay đầu về phía có ánh sáng => phản xạ không điều kiện.
- Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra => phản xạ không điều kiện. Đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ đại não cũng bị hưng phấn.
- Bật đèn trong khi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều bị hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não, tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống.
- Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) khi cho chó ăn, sự kết hợp này lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là: chỉ cần bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.
12. Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người: Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
13. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, giấc ngủ ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe của con người?
- Hưng phấn và ức chế là 2 mặt đối lập trong hoạt động thần kinh, nhờ đó mà đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể.
- Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng phục hồi và bảo vệ khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
14. Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì, nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ:
+ Trạng thái cơ thể
+ Nơi ngủ
+ Tiếng ồn
+ Quần áo…
- Biện pháp để có giấc ngủ tốt:
+ Ngủ đúng giờ
+ Cơ thể sảng khoái
+ Chỗ ngủ thuận tiện
+ Không dùng các chất kích thích trước khi ngủ: cà phê, thuốc lá, trà,…
+ Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ: em tivi, sách báo, chơi trò chơi,…
15. Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya?
- Cơ thể người là một thể thống nhất, mọi hoạt động đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. Vì vậy cần giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh, tránh làm việc quá sức.
+ Thức quá khuya sẽ khiến hệ thần kinh làm việc quá sức và thời gian ngủ ngắn lại, không đủ cho hệ thần kinh và cơ thể hồi phục khả năng làm việc.
+ Việc lao động và nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
- Để có thể lao động và nghỉ ngơi hợp lí, chúng ta cần phải:
+ Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày.
+ Giữa cho tâm hồn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
+ Xây dựng một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí.