Tâm ta thủng một lỗ lớn nhưng không phải tất cả chúng ta đều nhận ra điều đó để tìm cách khâu vá, lấp đầy. Bởi vậy mà ta luôn kêu ca nghèo khó, bất hạnh, khổ sở...
Câu chuyện "người tài nhưng tâm có lỗ thủng"
Tại một võ quán nọ có 5 anh em huynh đệ võ công hơn người, họ cùng nhau luyện tập để hưởng mong mình được chọn làm chưởng môn (người chủ trì một môn phái trong võ lâm). Trong đó Tam đệ giỏi nhất nhưng luôn có cảm giác đơn độc vì bị những người còn lại ghen ghét, bắt nạt.
Tại buổi thi đấu chọn chưởng môn, sư phụ dặn dò học trò lưu ý lúc giao đấu không được ra độc chiêu để tránh gây sát thương cho người khác. Thế nhưng theo sự thống nhất của huynh trưởng đã căn dặn từ trước thì mọi người đều ra tay tàn độc với Tam đệ cho nên dù cậu bị thương khá nặng. Khi vào đến vòng trong phải thi đấu với vị huynh trưởng thì Tam đệ đã thua cuộc một cách nhanh chóng.
Tiến tới phần thi khinh công, các đệ tử được yêu cầu phải vận dụng khinh công đưa nước từ bờ sông bằng một chiếc thùng thủng lỗ. Thế nhưng, Tam đệ chấp nhận thua cuộc vì bản thân quá đau đớn vì những vết thương ở các vòng thi trước, huynh trưởng cố gắng hết sức cũng chẳng thể làm được gì hơn, kết thúc cuộc so tài vẫn chẳng ai có thể mang nước về với thùng nước bị thủng một miếng lớn ở đáy.
Tới bước luận võ học, các đệ tử được yêu cầu giải thích vì sao không thể mang nước về thì vị huynh trưởng không giấu được sự tức giận khi nói rằng:
"Thưa sư phụ, thùng bị thủng lớn thế kia ngay từ đầu chúng con đã biết không thể để nước vào huống gì là mang về. Nếu con có khinh công giỏi cũng không thể mang nước với cái thùng thủng đáy".
Tam đệ cũng giải thích:
“Thưa sư phụ, con kém cỏi nên không đủ sức mang nước về. Con đã bị thương quá nặng nên cũng không đủ sức mang nước đành phải chịu thua cuộc sớm".
Sư phụ lúc này mới lên tiếng:
“Này Tam đệ, con không thể mang nước về với chiếc thùng thủng đáy cũng như tâm con không lành lặn nên chẳng thể làm được việc gì vậy. Trong lòng con lúc này chứa đầy thù hận với các huynh đệ đã hãm hại mình. Tâm con đã có một lỗ lớn như vậy, dẫu chiếc thùng không thủng thì con cũng chẳng thể nào mang được nước về".
Sau đó, Người nghiêm khắc nói với huynh trưởng:
“Trở thành huynh trưởng vì con được học nhiều đạo lý, thế mà lòng con chứa đầy sân hận, tham lam, xúi giục mọi người làm điều xấu theo mình. Thành kiến ấy đã đục thành một cái lỗ lớn trong tâm càng khiến ngươi không thể đạt được gì, cũng giống như cái thùng bị thủng kia, không giữ được chút nước nào”.
Sư phụ nói thêm:
“Tâm mỗi người đã thủng một lỗ lớn bởi ghen ghét, thù hận, thành kiến hoặc là nghi ngờ, hèn nhát. Ai cũng có lỗ thủng đó, chỉ là mỗi người có một cái khác nhau mà thôi.Sư phụ cuối cùng thông báo tất cả đều thất bại, không ai xứng lên làm chưởng môn và họ được dặn dò phải chú trọng rèn luyện tâm tính, trừ bỏ đố kỵ, ganh ghét. Nếu ai còn bày mưu hãm hại đồng môn thì sẽ bị đuổi ra khỏi võ quán ngay lập tức.
Khi đó, ta chẳng thể khoan dung, chẳng thể tiếp nhận được bất kể điều tốt đẹp nào. Chỉ có loại bỏ chúng đi thì tâm người ta mới được bồi đắp hoàn thiện, tấm lòng mới đỡ chật hẹp vậy!”.
Không có đức nỗ lực thì sao có giàu sang, hạnh phúc?
Phàm là người, ai cũng thích mình trở nên quan trọng, nhận được nhiều sự chú ý. Thế nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Nguyên nhân là vì trong tâm mỗi người đã thủng một lỗ lớn mà không nhận ra.
Do đó mà hầu hết chúng ta đều nổi lòng đố kỵ, ghen ghét sự giàu sang, sung sướng của người khác. Nó lấp đi suy nghĩ, ta phải tự hoàn thiện mình, điều chỉnh mình để cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Vậy nên cổ nhân mới dạy, lòng đố kỵ sinh đau khổ, tâm bình an hưởng lạc cả đời. Ít ai hiểu được, chân lý của cuộc sống này là; Vui cho niềm vui của người khác, hạnh phúc cho hạnh phúc của người khác thì ta sẽ được nhiều hơn. Muốn cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn, hãy sống chậm, tìm lỗ thủng của mình để khâu vá lại, hoàn thiện mình, sống thiện lương, bao dung với đời.