"Con rắn và con ong" là câu chuyện cuộc sống đáng đọc và đáng suy ngẫm. Sau khi thấu hiểu, bạn sẽ nhận ra một chân lý: Liệu có nên trừng phạt kẻ nào đó đã hại mình hay không?
Câu chuyện đáng suy ngẫm "Con rắn và con ong"
Trước đây, có một con rắn bị một con ong bay đến đốt lên đầu nó và nhất định không chịu buông ra. Con rắn tìm đủ mọi cách để tống khứ con ong đi, nhưng không thể làm gì được con ong cả. Khi đó, con rắn nhìn thấy một chiếc xe bò chất đầy hàng đang đi đến.
Nó nói với con ong: “Được rồi, hãy đợi đấy, tao sẽ cho mày biết thế nào là lễ độ”.
Nó bò lên mặt đường và kê đầu đúng vào chỗ bánh xe đang lăn đến. Bánh xe bò nghiến lên đầu nó và giết chết con ong. Con rắn thực sự đã rất thành công trong việc trừng phạt con ong hỗn láo kia, nhưng nó..
Trừng phạt người làm gì để rước thêm họa vào thân?
Câu chuyện trên có thể khiến bạn chê cười con rắn ngốc nghếch. Nhưng bạn đâu biết rằng, ta cũng thường xuyên tự hại mình như thế.
Khi đối mặt với điều xấu mà ai đó tác động lên ta thì rất khó có thể giữ được sự bình tĩnh. Nhưng lấy một điều xấu khác để phủ lên một điều xấu thì quả là sai lầm. Sự ảo tưởng về việc không ai biết được trong tâm ta nghĩ gì khiến con người sẵn sàng làm điều xấu, nghĩ điều xấu, nhưng có vẻ không phải như vậy.
Hơn nữa, sự trừng phạt cũng chỉ phát huy tác dụng một phần nào đó mà thôi. Đừng xây dựng niềm tin cố hữu rằng phá bỏ các mạng lưới buôn bán ma túy sẽ chấm dứt được cuộc chiến tranh ma túy, hay chống lại tội phạm khủng bố loại bỏ được chủ nghĩa khủng bố, hay cả những suy nghĩ cho rằng nhà tù và xử phạt là cách để giảm thiểu tội phạm và giải quyết vấn đề trị an xã hội. Nó chỉ là cách suy nghĩ và giải quyết bề mặt mà trên thực tế thì mọi gốc rễ của vấn đề lại từ chính con người gây ra.
Không phải chúng ta ngây thơ khi cho rằng bên ngoài xã hội kia không có những kẻ xấu xa. Nhưng tính cách của một con người quyết định lên những gì mà họ làm, đánh vào tính cách của họ là đánh vào động cơ của chính họ, hay lớn hơn là hành động của họ.
Cuộc sống có quy luật vận hành tối cao, nếu chúng ta làm trái với những tiêu chuẩn đạo đức phổ quát nhất, chúng ta đã làm điều xấu và điều xấu sẽ có lúc quay trở lại với chúng ta, nó có quy luật vận hành riêng được con người nhận thức là Luật Nhân Quả.
Chúng ta phải hiểu rằng, tất cả mọi điều bất hạnh ta trải qua đều là kết quả của nghiệp thuộc về hành động trong quá khứ. Với những người giúp ta trả nghiệp thì phải cảm ơn, nếu không tối thiểu cũng phải tha thứ cho họ, giữ tâm không oán hận.
Tha thứ cho một người nào đó là từ bỏ cảm giác thù hận dành cho họ, Phật giáo có rất nhiều lời khuyên thực tiễn để đạt thành ước nguyện này.